Trẻ dưới 1 tuổi có nên uống nước dừa không?

Posted by Unknown on Thursday, April 7, 2016

Nước dừa một loại nước mang lại nhiều dưỡng chất và vitamin. Tuy nhiên, nước dừa được cho là loại thực phẩm bà bầu mang thai 3 tháng đầu không nên uống. Vậy Trẻ dưới 1 tuổi có nên uống nước dừa không?. Hãy cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết này nhé:

Những lợi ích từ nước dừa cho trẻ nhỏ

Trẻ dưới 1 tuổi bạn hoàn toàn có thể cho trẻ uống nước dừa, tuy nhiên bạn không nên cho trẻ uống quá nhiều để tránh trẻ bị đầy hơi, chướng bụng. Trẻ từ 6 tháng tuổi bạn cũng có thể cho trẻ uống nước dừa, tuy nhiên khi cho trẻ uống nước dừa cần cho bé tập làm quen trước. Mỗi lần cho bé uống nên cho uống 2-3 thìa nước dừa, cách 2- 3 ngày lại cho uống một lần. Đặc biệt, không cho trẻ uống những loại nước đã để quá lâu hoặc những loại nước dừa bị ngâm thuốc. Tốt nhất bạn cần cho trẻ uống nước dừa ở những nơi bán uy tín, dừa nhà trồng để tránh gây ảnh hưởng đến cho sức khỏe của trẻ.

- Nước dừa có chứa nhiều acid lauric, loại acid sẽ giúp trẻ tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa các căn bệnh về dạ dày, giúp đường tiêu hóa hoạt động được tốt hơn, tránh nhiễm trùng đường tiêu hóa ở trẻ em.

- Trẻ lười uống nước, khiến cơ thể khô khan, bị mâtre nước bạn có thể cho trẻ uống vài muỗng nước dừa để bổ sung thêm nước cho trẻ. Vì nước dừa có chứa nhiều khoáng chất và kali sẽ điều hòa được dịch nội bộ khi cơ thể trẻ bị thiếu nước.

- Ngoài ra, nước dừa còn giúp trẻ da dẻ hồng hào, cải thiện làn da hiệu quả. 

So với các loại nước hoa quả, thì nước dừa là loại nước giải khát tốt nhât cho trẻ nhỏ.

Những lưu ý khi cho trẻ uống nước dừa

- Cần tập cho trẻ làm quen trước khi cho trẻ uống nước dừa, mỗi lần cho bé uống 2-3 thìa nước dừa, cách 2- 3 ngày lại cho uống một lần.

- Trẻ dưới 6 tháng tuổi hệ tiêu hóa còn non nớt, không được cho trẻ uống nước dừa vào thời điểm này.

- Không cho trẻ uống quá nhiều nước dừa, không dùng nước dừa để thay nước lọc.

- Cần lựa những loại dừa non và tươi cho trẻ uống. Tránh mua những loại dừa đã để lâu ngày và các loại dùa có nghi vấn ngâm hóa chất.

- Nước dừa khá lợi tiểu, chính vì thế không cho trẻ uống vào buổi tối, khiến trẻ đi tiểu nhiều lần ảnh hưởng đến giấy ngủ.

- Nước dừa có tính hàn, giải nhiệt, chính vì thế không cho trẻ uống nhiều vì có thể gây đầy bụng và làm lạnh có thể.


Một số món ăn chế biến cùng với nước dừa rất tốt cho bé

Dùng nước dừa tươi nhiều có thể gây ngán ở trẻ nhỏ, do vậy các bỉm sữa có thể biến tầu các loại món ăn khác cùng với nước dừa cho trẻ:

- Nước dừa tươi trộn đều với hỗn hợp chuối chín hoặc khoai lang, bí ngô nấu chín đã được dầm nhuyễn.

- Dừa và ngô xay chung làm thành món sữa dừa ngô nếp béo ngậy, thơm ngọt

- Cháo đậu xanh, đậu đỏ hoặc bí ngô đã nấu nhừ, bỏ thêm nước cốt dừa vào xoong cháo, quấy cho đến khi cháo sôi lại.
More aboutTrẻ dưới 1 tuổi có nên uống nước dừa không?

Trẻ dưới 1 tháng tuổi có nên đóng bỉm không?

Posted by Unknown

Trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 tháng tuổi khi da trẻ còn rất nhạy cảm, đặc biệt sức đề kháng yếu, tiếp xúc với các loại vi khuẩn có thể gây cho trẻ bị các căn bệnh ngoài da, ảnh hưởng tiêu cực đến cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Chính vì thế, không ít các bậc phụ huynh quan tâm rằng Trẻ dưới 1 tháng tuổi có nên đóng bỉm không?. Hãy cùng chúng tôi tìm ra câu trả lời qua bài viết này nhé:

Các loại tả bỉm và khi nào nên đóng bỉm cho trẻ

Bỉm có hình dáng như chiếc quần, được làm bằng vải. Tả giấy thường giống như băng vệ sinh có keo dánh vào quần cho trẻ nó. Thông thường các loại tả thường dùng cho trẻ sơ sinh

Hiện nay, Bỉm đang được nhiều mẹ sử dụng khá nhiều, tuy nhiên khi trẻ sơ sinh bạn nên dùng tả cho trẻ nhé. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, thì khi trẻ được từ 2 tháng tuổi các phụ huynh mới nên cho trẻ mặc bỉm.

Bỉm rất tiện lợi khi sử dụng, tuy nhiên đối với một số trẻ có da nhạy cảm có thể bị dị ứng, gây mẩn ngứa. Đặc biệt, có nhiều tin đồn cho rằng, nếu cho trẻ đóng bỉm quá sớm, trước 2 tháng tuổi có thể gây vô sinh cho trẻ, hoặc chân vòng kiềng. Điều này hoàn toàn không đúng, nên các mẹ hoàn toàn yên tâm sử dụng bỉm cho trẻ nhé.

Các mẹ nên đóng bỉm đúng cách cho trẻ, để trẻ cảm thấy dễ chịu, không vị hăm, tránh các bệnh ngoài da, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cho sức khỏe của trẻ nhỏ.

Cách đóng bỉm đúng cách cho trẻ nhỏ

1. Lựa chọn bỉm.

Bạn chọn những loại bỉm cho đúng kích thước với cơ thể trẻ, không chọn loại bỉm quá chật hay quá rộng. Loại quá chất sẽ dẫn nên trẻ bị hăm, viêm nhiễm.

Kích thước bỉm cho trẻ thường chia theo cân nặng: 0-5kg, 4-8kg, 6-11kg, 9-14kg và 12-22kg.

Ngoài ra, có các loại bỉm dành riêng cho bé trai và bé gái bạn cũng cần nên hỏi người bán để mua được đúng cho bé nhé. Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm bỉm với giá cả cạnh trạnh, người ta thường nói tiền nào của đó, do vậy bạn nên lựa chọn những loại bỉm tốt nhất cho trẻ nhé. Và tùy vào điều kiện kinh tế gia đình, bạn có thể chọn những loại bỉm giá bình dân miễn là chất lượng ổn, không cần quá tốt.

2. Các bước đóng bỉm cho bé.

Trước khi đóng bỉm, bạn nên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, rửa tay thật sạch trước khi đóng bỉm.

Đặt bé nằm xuống giường hoặc thảm, chiếu. Bạn nhìn kĩ trên bỉm sẽ có mặt trước và mặt sau. Bạn nhớ mặc cho trẻ theo đúng mặt của bỉm nhé. 

Với trẻ mới sinh, thì cứ cách 2-3 tiếng thì thay một lần, lớn hơn thì 3-4 tiếng.

3. Những sai lầm khi đóng bỉm cho bé.

- Dùng lại bỉm đã sử dụng
- Đóng bỉm cho trẻ cả ngày, để bỉm hơn 8 tiếng.
- Chọn sai kích cỡ của bỉm cho trẻ.

Khi nào cần thay bỉm hoặc tả cho trẻ nhỏ

- Nguyên tắc cơ bản nhất khi thay tả hay bỉm cho trẻ là phụ huynh kiểm tra lượng nước tiểu trong ta. Nếu tả đã ướt hoặc nặng thì bạn nên thay ngay cho trẻ. Nếu trẻ đã đi đại tiện trong tả thì bạn cần vệ sinh và thay tả cho trẻ ngay lập tức nhé.

- Thời gian thay tả theo các chuyên gia là:

+ Tháng đầu tiên: Khi bé yêu chưa đầy một tháng tuổi, mỗi ngày bé sẽ làm ướt từ 6 miếng tã trở lên và đi tiêu 3-4 lần.

+ Từ 1 tháng trở lên: Khi được hơn 1 tháng tuổi, bé vẫn sẽ làm ướt từ khoảng 4-6 miếng tã mỗi ngày.

Tuy nhiên thời gian này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Hy vọng rằng qua bài chia sẽ Trẻ dưới 1 tháng tuổi có nên đóng bỉm không của chúng tôi đã đem lại những thông hữu ích cho các bậc phụ huynh, giúp các bạn có thể chăm sóc cho trẻ được tốt hơn, ngăn ngừa được nhiều bệnh tật cho trẻ nhỏ.

More aboutTrẻ dưới 1 tháng tuổi có nên đóng bỉm không?

Trẻ dưới 1 tuổi có nên uống b1 không?

Posted by Unknown

Hiện nay, nhiều bà mẹ truyền tai nhau rằng nếu trẻ biếng ăn thì cho trẻ uống vitamin B1 để trẻ ăn ngon miệng hơn. Chính vì thế, không ít bạn đọc quan tâm rằng Trẻ dưới 1 tuổi có nên uống b1 không?. Và thực hư của tác dụng khi uống vitamin B1 là gì. Hãy cùng chúng tôi tham khảo qua bài  viết này nhé, để cho thể chăm sóc cho trẻ được tốt hơn.

Không biết từ bao giờ mà nhiều phụ huynh truyền tại nhau rằng, cho trẻ uống thêm b1 để kích thích trẻ ăn uống, ăn ngon miệng hơn. Hiện, nay vẫn chưa có kết luận chính xác nào từ y học cho rằng, cho trẻ uống b1 sẽ kích thích trẻ ăn uống. Tuy nhiên, vitamin b1 là một trong những loại vitamin rất cần thiết cho trẻ nhỏ, đặt biệt là trẻ dưới 1 tuổi.

Vai trò của vitamin B1 đối với trẻ

Vitamin B1 còn được gọi là thiamine, đây là một dưỡng chất năng lượng có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì các hoạt động cơ thể của trẻ nhỏ. Các chức năng cơ bản của vitamin B1 như chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, điều tiết sự chuyển hóa đường trong cơ thể, ....Nếu thiếu vitamin B1 có thể làm cho trẻ chán ăn, gặp các trở ngại về đường tiêu hóa, bị mắc các chứng bệnh về đường tiêu hóa, dạ dày như tiêu chảy, khó tiêu, táo bón, ...làm trẻ chậm phát triển.

Đặc biệt, ở giai đoạn trẻ dưới 1 tuổi, trẻ chủ yếu ăn cháo được nấu từ gạo trắng nhiều, thiếu dưỡng chất có thể gây cho trẻ bị thiếu vitamin, bị các triệu chứng về tiêu hóa, trẻ chán ăn. Trong những trường hợp này thấy xuất hiện chán ăn thì nhất thiết phải bổ sung thêm vitamin B1.

Có nên cho trẻ uống vitamin B1 không?

Có rất nhiều phụ huynh nhận ra những tác dụng của vitamin B1 nên đã tự tiện dùng vitamin B1 mà không tham khảo sự hướng dẫn của bác sĩ, đã khiến trẻ gặp những vấn đề về sức khỏe. Khi trẻ còn quá nhỏ, đặc biệt dưới 1 tuổi, thì có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ biếng ăn, có thể chế độ ăn uống không phù hợp, món ăn không phù hợp với trẻ, trẻ đang mắc phải các bệnh lý, .... Tuy vitamin B1 có vai trò chuyển hóa Gluxit giúp kích thích ăn, nhưng không phải bất cứ trẻ nào biếng ăn cứ cho uống B1 là hiệu quả.

Tốt nhất, khi con trẻ biếng ăn bạn nên đưa đến bác sĩ để được điều trị và tư vấn, không tự ý mua các loại thuốc dùng cho bẻ mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Khi đến các cơ sở y thế chuyên khoa về dinh dưỡng, nếu trẻ thiếu vitamin bác sĩ có thể tư vấn các loại thực phẩm để bạn bổ sung thêm cho trẻ, hoặc cho uống hay tiêm vitmian B1 theo đúng liều lượng.

Mức khuyến cáo về sử dụng vitamin B1

Trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi: 200 mcg/ngày.
Trẻ từ 7 – 11 tháng tuổi: 300 mcg/ngày.
Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 500 mcg/ngày.
Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 600 mcg/ngày.
Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 900 mcg/ngày.
Phụ nữ mang thai: 1,4 mg/ngày.
Phụ nữ đang cho con bú: 1,5 mg/ngày.

Khi nào cần bổ sung vitamin B1 cho trẻ nhỏ

Đối với những trẻ phát triển bình thường, cơ thể khỏe mạnh, ăn uống được, thì tốt nhất không nên uống hoặc tiêm thêm bất cứ loại thuốc hay vitamin nào. Việc bổ sung thêm hàm lượng vitmain B1 chi cho trẻ chỉ cần thiết khi trẻ quá biếng ăn, khiến hàm lượng dinh dưỡng hằng ngày không đủ cung cấp nặng lượng cho trẻ hoạt động hằng ngày. 

Một số triệu chứng cho thấy trẻ thiếu vitamin B1

- Bé bị các triệu chứng về tiêu hóa kéo dài như tiêu chảy, táo bón
- Trẻ chậm tăng cân, nước tiêu ít, hay khóc, thường xuyên chán ăn

Hoặc đối với những trẻ có triệu chứng về rối loạn tiêu hóa, cơ quan tiêu hóa hoạt động kém thì có thể bổ sung thêm vitamin B1 cho trẻ. Tuy nhiên ,tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, vì tự tiện cho trẻ uống vitamin có thể gây ra những tác dụng phụ, tiêu cực, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Những hệ luỵ có thể xảy ra thừa vitamin B1 như ngộ độc, chóng mặt, choáng váng, dị ứng cơ thể,… Vì vậy, các bạn lưu ý không nên tuỳ tiện dùng mua vitamin về sử dụng mà cần phải có sự chỉ định của bác sĩ.

Những tác dụng phụ khi sử dụng vitamin B1 quá liều

- Ngoài các triệu chứng ngộ độc nêu trên, trẻ có thể bị giảm huyết áp, tằng động, sức đề kháng kém do cơ thể thay đổi khả năng miễm dịch. Ngoài ra, bổ sung vitamin B1 cũng có thể gây dị ứng nếu cơ thể bé mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong viên uống.

Cung cấp vitamin B1 bằng thực phẩm hằng


Quá trình ăn uống hằng ngày của trẻ rất quan trọng, chính vì thế bạn cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Nên cho trẻ ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin B1 như: các loại hạt, hạt sen, đậu phụng, ngũ cốc, các loại cá, thịt, bánh mì, rau cải xanh, sữa mẹ, ...

Tuy nhiên, hàm lượng B1 trong các loại thực phẩm có thể mất đi do quá trình chế biến hoặc bạn để thức ăn quá lâu, quá trình đông lạnh thực phẩm. Chính vì thế các bà mẹ nên chọn những loại thực phẩm tươi sống để chế biến cho trẻ nhỏ, không nên để thức ăn quá lâu, không bảo quản, tránh cho trẻ ăn các loai thức ăn được bán ngoài thị trường.

Khi trẻ biếng ăn chắc chắn sẽ khiến tâm lý các bà mẹ lo lắng, tuy nhiên bạn cần phải bình tình nhanh chóng tìm ra giải pháp tốt nhất để giúp cho trẻ ăn uống được ngon miệng và tiêu hóa được tốt hơ. Hy vọng rằng qua bài chia sẽ Trẻ dưới 1 tuổi có nên uống b1 không? đã có thể mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích để chăm sóc cho trẻ được tốt hơn. 

More aboutTrẻ dưới 1 tuổi có nên uống b1 không?

Trẻ dưới 1 tuổi có nên uống sữa đậu nành không?

Posted by Unknown

Đậu nành một loại đậu mang nhiều dưỡng chất có ích cho sức khỏe của người đặc biệt là trẻ nhỏ. Chính vì thế rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm rằng Trẻ dưới 1 tuổi có nên uống sữa đậu nành không? Hãy cùng chúng tôi tham khảo chi tiết qua bài viết này nhé.

Tác dụng của sữa đậu nành đối với trẻ nhỏ

- Trong sữa đậu nành có chứa rất nhiều chất béo có lợi cho sức khỏe của trẻ. Sữa đậy này hỗ trợ cho sự phát triển trí tuệ của trẻ rất tốt. Ngoài ra, chúng cũng có chứa lượng natri ít hơn và không có cholesterol, không có lactose.

- Sữa đậu nành giúp tăng cao sức đề khánh cho trẻ nhỏ, giúp trẻ ngăn ngừa được nhiều bệnh tật.

- Đậu nành và sữa đậu nành thích hợp cho những trẻ em mẫn cảm với đồ ăn ngọt.

- Sữa đậu nành có chứa khá nhiều các vitamin và dưỡng chất, protein chính vì thế sẽ cung cấp cho trẻ nhiều loại dinh dưỡng, giúp trẻ được phát triển tốt hơn.

Khi nào thì trẻ có thể uống sữa đậu nành?

- Lưu ý đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì không nên cho uống sữa đậu nành, Vì sữa đậu nành có chứa hàm lượng mangan cao. Lúc này có thể trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh về thể chất, nên không thể xử lý được hết hàm lượng mangan này. Trẻ dưới 6 tuổi, bạn nên cho trẻ uống sữa mẹ.

- Khi trẻ hơn 1 tuổi các mẹ có thể cho trẻ uống sữa đậu nành thường xuyên. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, bạn chỉ nên cho trẻ uống dặm sữa đậu này, không nên cho uống thường xuyên và nhiều. Vì khi trẻ còn trẻ, bộ phận tiêu hóa hoạt động còn kém, sữa đậu nành khá mát có thể gây cho trẻ bị lạnh bụng.

- Nếu như trẻ khá nhạy cảm với các loại sữa khác, thì bạn có thể cho trẻ uống sữa đậu nành hằng ngày để thay thế các loại sữa khác. Tuy nhiên, bạn cũng cần tập cho trẻ uống các loại sữa khác, đặc biệt là sữa tươi, hoặc các loại sữa bột có chứa nhiều dưỡng chất.

Những lưu ý khi cho trẻ uống sữa đậu nành

1. Đôi sôi sữa đậu nành trước khi cho trẻ uống.

Đun sôi sữa đậu nành sẽ tạo ra nhiều chất saponin, đây là loại chất gây ức chế các loại chất có hại và gây ức chế trypsin. Ngoài ra, nếu cho trẻ uống sữa đậu nành sống hay không được đun sôi sẽ dễ gây cho trẻ bị ngộ độc, buồn nôn, tiêu chảy.

Bạn nên mua hạt đầu nành về nấu sữa cho trẻ uống, không nên mua các loại sữa hộp đầu nành.

2. Không cho trẻ uống sữa đậu nành khi đói

Khi trẻ còn nhỏ, bạn không nên cho trẻ uống sữa đậu nành khi đói, vì khi đói sẽ khiến lượng protein trong sữa không được tiêu hóa hết, cơ thể bé cũng sẽ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng

3. Không đánh trứng gà vào sữa đậu nành.

Nhiều bà mẹ truyền tai nhau rằng, đánh trứng gà ta vào sữa đậu nành rồi đun sôi cho trẻ uống, để có nhiều dưỡng chấn hơn. Tuy nhiên, đây là một sự nhận định sai lầm, vì khi uống sữa đậu nành có đánh trứng sẽ gây cho trẻ nhỏ khó tiêu, đầy bụng dẫn đến buồn nôn.

4. Không cho trẻ uống quá nhiều sữa đậu nành.

Bé uống sữa đậu nành quá nhiều bị chứng khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy do không hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng trong sữa, khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng xấu

5. Uống sữa đậu nành cùng với thuốc

Uống sữa đậu nành cùng với thuốc sẽ khiến phá hủy chất dinh dưỡng có trong sữa và gây ra tác dụng phụ.

Mong rằng qua bài chia sẽ trẻ dưới 1 tuổi có nên uống sữa đậu nành không đã mang lại những thông tin hữu ích cho các mẹ chăm sóc con trẻ được tốt hơn, và có những lưu ý đáng quý khi cho trẻ uống sữa đậu nành để tránh gây ra những tác dụng phụ tiêu cực đến cho sức khỏe của trẻ.

More aboutTrẻ dưới 1 tuổi có nên uống sữa đậu nành không?

Trẻ dưới 1 tuổi có nên nằm võng không?

Posted by Unknown

Võng có thể nói là vị cứu tinh của nhiều phụ huynh khi trẻ quấy khóc, khó ngủ. Chiếc võng đung đưa khiến trẻ dễ ngủ hươn và theo nhiều bác sĩ cho rằng cho trẻ ngủ võng là giải pháp trước mắt nhanh nhất giúp trẻ dễ ngủ và ngủ sâu hơn. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều bài viết cho rằng Trẻ em không nên ngủ võng vì sẽ gây ra những tác hại cho trẻ. Vậy Trẻ dưới 1 tuổi có nên nằm võng không? là điều mà rất nhiều bậc phụ huynh hiện đang thắc mắc.

Tuy nhiên trẻ nằm võng ngủ có tốt không?

Chiếc võng khá  quen thuộc với người dân Việt Nam, từ già trẻ ai cũng thích nằm trên những chiếc võng đong đưa. Thực tế cho thấy, nằng võng rất mát, đặc biệt ở những nơi có không khí nóng. Do vậy, rất nhiều trẻ thích nằm ngủ trên những chiếc võng .

Với những bé quá khó và hay khóc quấy, chiếc võng dường như trở thành một giải pháp tối ưu. Nhiều ý kiến cho rằng, chiếc võng đong đưa, có độ khắc khiến cho trẻ mệt nên dễ đi vào giấc ngủ, chính vì thế giấc ngủ không tự nhiên và không tốt cho sự phát triển của bé.

Đối với trẻ dưới 3 tuổi, khi hệ xương còn nòn yếu, bạn nên hạn chế cho trẻ nằm võng nhiều vì có chứa nhiều nguy cơ làm cong lưng, lệch cột sống, ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao do tư thế nằm luôn bị cong.

Lời khuyên cho các mẹ: Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi các mẹ vẫn có thể cho trẻ nằm võng khi ngủ, tuy nhiên chỉ nên cho trẻ ngủ vào những giấc ngắn vào ban ngày. Và trên chiếc võng các mẹ nên đặt cho trẻ chiếc chiết lót, hoặc vải mềm để cột sống của bé sẽ phát triển tốt. Giấc ngủ rất quan trọng cho sự lớn lên của bé, bố mẹ hãy tạo cho bé một tư thế ngủ thoải mái, và tốt nhất là cho bé nằm trên giường, xoay và dang tay dang chân cho thoải mái.

Những tác hại tiềm ẩn khi cho trẻ nằm võng quá nhiều

Ảnh hưởng đến cột sống và lồng ngực

Cho trẻ em nằm võng nhiều có thể dẫn đến vẹo cột sống và ảnh hưởng đến các cở quan ở lồng ngực như tim và phổi. Vì võng không phải là một mặt phẳng nên khi nằm võng, cột sống của trẻ không được nâng đỡ và sẽ dễ bị cong vẹo

Hội chứng rung lắc

Trẻ nhỏ khi hệ thần kinh chưa hoàn thiện, nên nếu võng rung lắc quá mạnh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não. Tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ mắc phải hội chứng rung lắc, khiến cho trẻ chậm phát triển về trí tuệ.

Thần kinh vận động kém phát triển

Trẻ nằm nhiều trên võng khó có thể học và hình thành các động tác trườn, bò, đi, chạy, cầm, nắm... Sự ảnh hưởng hệ thần kinh vận động này sẽ khiến trẻ kém linh hoạt và làm khả năng tiếp thu, nhận thức kém đi.

Hạn chế phắt triển cơ bắp

Trẻ được cho nằm võng lại thường bị chèn ép tay, chân, vẹo đầu, vẹo cổ... Những tư thế này sẽ khiến trẻ dễ bị tụ máu ở một điểm và do đó không thể điều hòa máu huyết đều đặn. Kết quả, cơ bắp cũng như não bộ đều phát triển kém. 

Để trẻ nằm võng như thế nào cho an toàn

Tuy tiềm ẩn nhiều nguy hại đến cho trẻ, nhưng theo nhiều bác sĩ cho rằng cho trẻ ngủ võng là giải pháp trước mắt nhanh nhất giúp trẻ dễ ngủ và ngủ sâu hơn. Khi cho trẻ nằm võng bạn cần lưu ý những điều sau đây:

- Chỉ cho bé nằm võng trong những giấc ngủ ngắn vào ban ngày. 

- Lót chiếu nhỏ hoặc cho trẻ nằm chéo so với chiều võng để lưng trẻ được nâng đỡ tốt nhất.

- Có các dụng cụ che chắn để tránh trẻ bị lật võng hay té ngã trong lúc ngủ.

- Không nên cho trẻ dưới 3 tháng tuổi nằm võng.

Mong rằng qua bài chia sẽ Trẻ dưới 1 tuổi có nên nằm võng không? đã có thể giúp bạn đọc giải đáp được những thắc mắc để có thể nuôi trẻ được tốt hơn. Lời khuyên tốt nhất của chúng tôi vẫn là nên tập cho trẻ ngủ trên giường, để trẻ có đủ điều kiện vào giấc ngủ sâu và đi đến sự phát triển toàn diện. 
More aboutTrẻ dưới 1 tuổi có nên nằm võng không?

Trẻ dưới 1 tuổi có nên ăn óc lợn không?

Posted by Unknown

Óc lợn là một món ăn đầy dưỡng chất và hấp dẫn, thế nên rất nhiều cha mẹ quan tâm rằng Trẻ dưới 1 tuổi có nên ăn óc lợn không? để có thể cung cấp cho trẻ nhiều dưỡng chất. Hãy cùng chúng tôi theo dõi qua bài viết này nhé.

Có nên cho trẻ ăn nhiều óc lợn

Nhiều bà mẹ thường có quan niệm rằng "ăn gì bổ đó", do vậy rất nhiều bà mẹ chế biến món óc heo cho trẻ ăn để trẻ có thể thông minh hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là một quan niệm trong nhân gian, không có một bài viết khoa học nào có thể chứng minh rằng trẻ ăn nhiều óc heo sẽ thông minh hơn.

Trong óc heo có chứa nhiều dưỡng chất, chứ nhiều chất béo, có hàm lượng cholesterol cao, hàm lượng đạm thất. Do vậy, không nên cho trẻ ăn quá nhiều óc heo sẽ gây đến hiện tượng mất cân bằng dinh dưỡng.

Khi trẻ trên 6 tháng tuổi, bạn có thể cho trẻ ăn óc lợn. Tuy nhiên, khi cho trẻ ăn cần lưu ý những điều sau đây:

- Không cho trẻ ăn quá nhiều óc heo, mỗi bữa chỉ nên cho trẻ ăn 1/3 bộ óc heo. Ăn quá nhiều óc heo có thể gây rối loại tiêu hóa cho trẻ, khi bữa ăn có óc heo bạn nên hạn chế cho trẻ ăn các loại dầy mỡ nhé.

- Khi chế biến, cần khử sạch mùi tành của óc heo. Nên rửa sạch các màng gân, và gia vị thích hợp để loại bỏ mùi tanh để trẻ có thể dễ ăn hơn. 

- Nên kết hợp và thau đổi nhiều loại món ăn chế biến từ óc lợn.

- Cho bé ăn các món từ óc lợn nhưng bạn phải kết hợp với việc cho trẻ chế độ ăn uống đầy đủ, hợp lý, cân bằng các chất dinh dưỡng như: chất đạm, chất đường, chất béo, các vitamin, khoáng chất và đa dạng các loại thực phẩm.


Món số món ăn chế biến từ óc lợn cho trẻ

Bạn có thể chế biến các món óc đa dạng cho bé như: trứng hấp óc heo, óc lợn hầm, cháo óc lợn đậu Hà Lan, óc chiên giòn, nấu súp với cua, ...

Trứng hấp óc heo, đậu phụ

- Chuẩn bị nguyên liệu: 1/2 bộ óc heo, 1/2 quả trứng, 1 thìa đậy phụ, 1 thìa mắm, 2 cọng hành hoặc hẹ.
- Cách làm:

+ Đánh tan trứng, trộn đều tất cả các nguyên liệu trên
+ Thoa một chút dầu ăn vào bát cho đỡ dính
+ Hấp trong 30 phút (để hơi hé vung cho nước không nhỏ vào bát)

Óc heo hấp rau răm

- Chuẩn bị nguyên liệu: 1/2 bộ óc heo, 1 thìa mắm, 1 thìa dầu ăn, Vài lá rau răm

- Cách làm:
+ Cho óc heo vào bát, rưới nước mắm và dầu lên trên
+ Thả lá rau răm vào
+ Hấp 15 phút lửa to.
More aboutTrẻ dưới 1 tuổi có nên ăn óc lợn không?

Có nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn trứng không?

Posted by Unknown

Trứng là một loại thực phẩm mang nhiều dinh dưỡng, dưỡng chất rất tốt cho cơ thể. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ cần được bổ sung nhiều loại đưỡng chất khác nhau từ thực phẩm. Chính vì thế rất nhiều bà mẹ quan tâm rằng Có nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn trứng không?. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé

Giá trị dinh dưỡng của trứng

Những thành phần dinh dưỡng chính có trong 100g trứng: 

+ Năng lượng(K calo): 166
+ Protein(g): 14,8
+ Lipit(g): 11,6
+ Gluxit(g) :0,5
+ Canxi(g): 71
+ Sắt(g): 2,7
+ Kẽm(g): 0,9
+ Vitamin A(g): 700
+ Vitamin D(g): 0,88
+ Cholesterol(mg): 470

Chính vì có chứa nhiều dưỡng chất và vitamin rất nhiều bà mẹ muốn cho con trẻ ăn trứng để cung cấp thêm nhiều dưỡng chất để trể phát triển tốt hơn. Tuy là một thực phẩm tốt, tuy nhiên khi cho trẻ nhỏ ăn, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi khi hệ tiêu hóa còn kém các mẹ cần phải đặc biệt quan tâm. Vì hàm lượng chất béo trong trứng cao có thể làm cho tẻ nhỏ bị đầy bụng, khó tiêu khiến cho trẻ chán ăn, bị các chứng bệnh về tiêu hóa.

Có nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn trứng không?

Khi trẻ đã được 6 tháng tuổi, các mẹ đã có thể cho trẻ làm quen với trứng, tuy nhiên lúc này chỉ nên cho trẻ ăn một ít lòng đỏ trứng gà, là không nên cho trẻ ăn quá nhiều trong tuần. Hàm lượng trứng theo độ tuổi cho  bé ăn các mẹ cần đặc biệt lưu ý:

+ Trẻ 6-7 tháng tuổi: Chỉ nên ăn ½ lòng đỏ trứng gà/bữa, ăn 2-3 lần/tuần.
+ Trẻ 8-12 tháng tuổi: Ăn 1 lòng đỏ/ bữa, 3-4 lần/ tuần.
+ Trẻ 1-2 tuổi: Nên ăn 3-4 quả trứng tuần, ăn cả lòng trắng.
+ Trẻ từ 2 tuổi trở lên: Có thể ăn 1 quả/ngày.

Trẻ dưới 1 tuổi, các mẹ không nên cho trẻ ăn lòng trắng trứng gà vì trong lòng trắng trứng gà có hàm lượng protein rất cao, khi trẻ còn quá nhỏ không thể tiêu hóa hết được hàn lượng này, dễ khiến cho trẻ bị các chứng bệnh về tiêu. Hơn nữa, lượng protein khá cao có thể khiến bé bị dị ứng trong khi hệ miễn dịch và sức đề kháng của bé còn rất yếu.

Trẻ dưới 1 tuổ, chỉ nên cho trẻ ăn lòng đỏ trứng gà, và phải được chế biến chín, cho ăn từng ít một. Khi cho bé ăn trứng, các mẹ nên chú ý các biểu hiện như phát ban da, nổi mề đay, nôn mửa và các hiện tượng dị ứng khác sau khi trẻ ăn lòng đỏ trứng. Bởi vì hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh là tương đối yếu. Do đó, các phản ứng dị ứng có thể xảy ra sau khi ăn một số loại thức ăn mới.

Không nên cho trẻ ăn trứng vào những thời điểm nào?

1. Trẻ bị sốt, cảm

Khi trẻ đang bị sốt, cảm cơ thể trẻ đang nóng, ăn trứng có nhiều protein sẽ tạo ra một lượng nhiệt lớn, khiến cho trẻ khó chịu. Những trẻ đang bị sốt ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi.

2. Trẻ vừa bị ốm dậy

Có nhất nhiều mẹ sau khi con trẻ vừa ốm dậy, thường nấu cháo trứng cho trẻ ăn để có thể có năng lượng phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, với những trẻ vừa qua khỏi đợt sốt tuyệt đối không nên ăn trứng gà bởi lượng protein hoàn toàn trong trứng gà như anbumin và ovoglobumin khi hấp thu vào cơ thể còn chưa hồi phục của trẻ nhỏ sẽ làm tăng lượng nhiệt của cơ thể, kiến cơn ốm có thể quay trở lại hoặc bé lâu khỏi bệnh hơn

3. Trẻ bị tiêu chảy

 Đối với trẻ bị tiêu chảy, do dịch tiêu hóa tiết ra ít hơn, hoạt tính men tiêu hóa bị giảm, việc chuyển hóa chất mỡ, chất đạm và đường bị rối loạn, chức năng tái hấp thu nước và chất dinh dưỡng ở ruột non gặp trở ngại, phần lớn các chất dinh dưỡng bị thải ra ngoài qua đường tiêu hóa.

4. Trẻ béo phì, thừa cân

Những trẻ nhỏ mắc bệnh béo phì không nên ăn trứng gà bởi trong trứng có chứa rất nhiều cholesterol và chất béo bão hòa khiến thân hình của trẻ ngày càng nặng nề hơn

Cách chế biến trứng đúng cách cho trẻ ăn

Các mẹ không được cho trẻ nhỏ ăn trứng gà sống hay đánh trứng sống trực tiếp vào trong cháo nóng của trẻ. Các mẹ cần phải nấu chín hoặc luộc chín lên sau đó trộn với cháo cho trẻ dùng để đề phòng nghiễm khuẩn.

Chế biến trứng cho trẻ tùy theo tháng tuổi:

Trẻ 6-12 tháng: nên cho ăn bột trứng. cách nấu bột trứng: nấu chín bột, mới cho trứng, đập lòng đỏ trứng vào bát đã có rau băm nhỏ, đánh đều trứng và rau, nồi bột sôi trên bếp đổ trứng và rau vào quấy đều nhanh tay, bột sôi lên là được, không nên đun kỹ quá.

Trẻ 1-2 tuổi: có thể ăn cháo trứng, cũng tương tự như nấu bột trứng, khi cháo chín mới cho trứng, đun sôi lại là được, ngoài ra có thể cho trẻ ăn trứng luộc vừa chín tới.

Trẻ từ 2 tuổi trở lên: có thể ăn cháo trứng, trứng luộc, trứng rán đúc thịt, trứng sốt cà chua ăn với cơm.

Hy vọng rằng qua bài chia sẽ Có nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn trứng không? đã có thể mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích, giúp các mẹ, phụ huynh có thể chăm sóc cho trẻ được tốt hơn. Ở giai đoạn dưới 1 tuổi, các mẹ nên cho trẻ ăn cháo nhạt và bú sữa mẹ là đã đủ dưỡng chất để có thể trẻ phát triển bình thường. Các mẹ không nên quá lo lắng cho trể ăn nhiều loại thực phẩm khác.
More aboutCó nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn trứng không?