Trẻ dưới 1 tuổi có nên uống nước dừa không?

Posted by Unknown on Thursday, April 7, 2016

Nước dừa một loại nước mang lại nhiều dưỡng chất và vitamin. Tuy nhiên, nước dừa được cho là loại thực phẩm bà bầu mang thai 3 tháng đầu không nên uống. Vậy Trẻ dưới 1 tuổi có nên uống nước dừa không?. Hãy cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết này nhé:

Những lợi ích từ nước dừa cho trẻ nhỏ

Trẻ dưới 1 tuổi bạn hoàn toàn có thể cho trẻ uống nước dừa, tuy nhiên bạn không nên cho trẻ uống quá nhiều để tránh trẻ bị đầy hơi, chướng bụng. Trẻ từ 6 tháng tuổi bạn cũng có thể cho trẻ uống nước dừa, tuy nhiên khi cho trẻ uống nước dừa cần cho bé tập làm quen trước. Mỗi lần cho bé uống nên cho uống 2-3 thìa nước dừa, cách 2- 3 ngày lại cho uống một lần. Đặc biệt, không cho trẻ uống những loại nước đã để quá lâu hoặc những loại nước dừa bị ngâm thuốc. Tốt nhất bạn cần cho trẻ uống nước dừa ở những nơi bán uy tín, dừa nhà trồng để tránh gây ảnh hưởng đến cho sức khỏe của trẻ.

- Nước dừa có chứa nhiều acid lauric, loại acid sẽ giúp trẻ tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa các căn bệnh về dạ dày, giúp đường tiêu hóa hoạt động được tốt hơn, tránh nhiễm trùng đường tiêu hóa ở trẻ em.

- Trẻ lười uống nước, khiến cơ thể khô khan, bị mâtre nước bạn có thể cho trẻ uống vài muỗng nước dừa để bổ sung thêm nước cho trẻ. Vì nước dừa có chứa nhiều khoáng chất và kali sẽ điều hòa được dịch nội bộ khi cơ thể trẻ bị thiếu nước.

- Ngoài ra, nước dừa còn giúp trẻ da dẻ hồng hào, cải thiện làn da hiệu quả. 

So với các loại nước hoa quả, thì nước dừa là loại nước giải khát tốt nhât cho trẻ nhỏ.

Những lưu ý khi cho trẻ uống nước dừa

- Cần tập cho trẻ làm quen trước khi cho trẻ uống nước dừa, mỗi lần cho bé uống 2-3 thìa nước dừa, cách 2- 3 ngày lại cho uống một lần.

- Trẻ dưới 6 tháng tuổi hệ tiêu hóa còn non nớt, không được cho trẻ uống nước dừa vào thời điểm này.

- Không cho trẻ uống quá nhiều nước dừa, không dùng nước dừa để thay nước lọc.

- Cần lựa những loại dừa non và tươi cho trẻ uống. Tránh mua những loại dừa đã để lâu ngày và các loại dùa có nghi vấn ngâm hóa chất.

- Nước dừa khá lợi tiểu, chính vì thế không cho trẻ uống vào buổi tối, khiến trẻ đi tiểu nhiều lần ảnh hưởng đến giấy ngủ.

- Nước dừa có tính hàn, giải nhiệt, chính vì thế không cho trẻ uống nhiều vì có thể gây đầy bụng và làm lạnh có thể.


Một số món ăn chế biến cùng với nước dừa rất tốt cho bé

Dùng nước dừa tươi nhiều có thể gây ngán ở trẻ nhỏ, do vậy các bỉm sữa có thể biến tầu các loại món ăn khác cùng với nước dừa cho trẻ:

- Nước dừa tươi trộn đều với hỗn hợp chuối chín hoặc khoai lang, bí ngô nấu chín đã được dầm nhuyễn.

- Dừa và ngô xay chung làm thành món sữa dừa ngô nếp béo ngậy, thơm ngọt

- Cháo đậu xanh, đậu đỏ hoặc bí ngô đã nấu nhừ, bỏ thêm nước cốt dừa vào xoong cháo, quấy cho đến khi cháo sôi lại.
More aboutTrẻ dưới 1 tuổi có nên uống nước dừa không?

Trẻ dưới 1 tháng tuổi có nên đóng bỉm không?

Posted by Unknown

Trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 tháng tuổi khi da trẻ còn rất nhạy cảm, đặc biệt sức đề kháng yếu, tiếp xúc với các loại vi khuẩn có thể gây cho trẻ bị các căn bệnh ngoài da, ảnh hưởng tiêu cực đến cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Chính vì thế, không ít các bậc phụ huynh quan tâm rằng Trẻ dưới 1 tháng tuổi có nên đóng bỉm không?. Hãy cùng chúng tôi tìm ra câu trả lời qua bài viết này nhé:

Các loại tả bỉm và khi nào nên đóng bỉm cho trẻ

Bỉm có hình dáng như chiếc quần, được làm bằng vải. Tả giấy thường giống như băng vệ sinh có keo dánh vào quần cho trẻ nó. Thông thường các loại tả thường dùng cho trẻ sơ sinh

Hiện nay, Bỉm đang được nhiều mẹ sử dụng khá nhiều, tuy nhiên khi trẻ sơ sinh bạn nên dùng tả cho trẻ nhé. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, thì khi trẻ được từ 2 tháng tuổi các phụ huynh mới nên cho trẻ mặc bỉm.

Bỉm rất tiện lợi khi sử dụng, tuy nhiên đối với một số trẻ có da nhạy cảm có thể bị dị ứng, gây mẩn ngứa. Đặc biệt, có nhiều tin đồn cho rằng, nếu cho trẻ đóng bỉm quá sớm, trước 2 tháng tuổi có thể gây vô sinh cho trẻ, hoặc chân vòng kiềng. Điều này hoàn toàn không đúng, nên các mẹ hoàn toàn yên tâm sử dụng bỉm cho trẻ nhé.

Các mẹ nên đóng bỉm đúng cách cho trẻ, để trẻ cảm thấy dễ chịu, không vị hăm, tránh các bệnh ngoài da, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cho sức khỏe của trẻ nhỏ.

Cách đóng bỉm đúng cách cho trẻ nhỏ

1. Lựa chọn bỉm.

Bạn chọn những loại bỉm cho đúng kích thước với cơ thể trẻ, không chọn loại bỉm quá chật hay quá rộng. Loại quá chất sẽ dẫn nên trẻ bị hăm, viêm nhiễm.

Kích thước bỉm cho trẻ thường chia theo cân nặng: 0-5kg, 4-8kg, 6-11kg, 9-14kg và 12-22kg.

Ngoài ra, có các loại bỉm dành riêng cho bé trai và bé gái bạn cũng cần nên hỏi người bán để mua được đúng cho bé nhé. Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm bỉm với giá cả cạnh trạnh, người ta thường nói tiền nào của đó, do vậy bạn nên lựa chọn những loại bỉm tốt nhất cho trẻ nhé. Và tùy vào điều kiện kinh tế gia đình, bạn có thể chọn những loại bỉm giá bình dân miễn là chất lượng ổn, không cần quá tốt.

2. Các bước đóng bỉm cho bé.

Trước khi đóng bỉm, bạn nên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, rửa tay thật sạch trước khi đóng bỉm.

Đặt bé nằm xuống giường hoặc thảm, chiếu. Bạn nhìn kĩ trên bỉm sẽ có mặt trước và mặt sau. Bạn nhớ mặc cho trẻ theo đúng mặt của bỉm nhé. 

Với trẻ mới sinh, thì cứ cách 2-3 tiếng thì thay một lần, lớn hơn thì 3-4 tiếng.

3. Những sai lầm khi đóng bỉm cho bé.

- Dùng lại bỉm đã sử dụng
- Đóng bỉm cho trẻ cả ngày, để bỉm hơn 8 tiếng.
- Chọn sai kích cỡ của bỉm cho trẻ.

Khi nào cần thay bỉm hoặc tả cho trẻ nhỏ

- Nguyên tắc cơ bản nhất khi thay tả hay bỉm cho trẻ là phụ huynh kiểm tra lượng nước tiểu trong ta. Nếu tả đã ướt hoặc nặng thì bạn nên thay ngay cho trẻ. Nếu trẻ đã đi đại tiện trong tả thì bạn cần vệ sinh và thay tả cho trẻ ngay lập tức nhé.

- Thời gian thay tả theo các chuyên gia là:

+ Tháng đầu tiên: Khi bé yêu chưa đầy một tháng tuổi, mỗi ngày bé sẽ làm ướt từ 6 miếng tã trở lên và đi tiêu 3-4 lần.

+ Từ 1 tháng trở lên: Khi được hơn 1 tháng tuổi, bé vẫn sẽ làm ướt từ khoảng 4-6 miếng tã mỗi ngày.

Tuy nhiên thời gian này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Hy vọng rằng qua bài chia sẽ Trẻ dưới 1 tháng tuổi có nên đóng bỉm không của chúng tôi đã đem lại những thông hữu ích cho các bậc phụ huynh, giúp các bạn có thể chăm sóc cho trẻ được tốt hơn, ngăn ngừa được nhiều bệnh tật cho trẻ nhỏ.

More aboutTrẻ dưới 1 tháng tuổi có nên đóng bỉm không?

Trẻ dưới 1 tuổi có nên uống b1 không?

Posted by Unknown

Hiện nay, nhiều bà mẹ truyền tai nhau rằng nếu trẻ biếng ăn thì cho trẻ uống vitamin B1 để trẻ ăn ngon miệng hơn. Chính vì thế, không ít bạn đọc quan tâm rằng Trẻ dưới 1 tuổi có nên uống b1 không?. Và thực hư của tác dụng khi uống vitamin B1 là gì. Hãy cùng chúng tôi tham khảo qua bài  viết này nhé, để cho thể chăm sóc cho trẻ được tốt hơn.

Không biết từ bao giờ mà nhiều phụ huynh truyền tại nhau rằng, cho trẻ uống thêm b1 để kích thích trẻ ăn uống, ăn ngon miệng hơn. Hiện, nay vẫn chưa có kết luận chính xác nào từ y học cho rằng, cho trẻ uống b1 sẽ kích thích trẻ ăn uống. Tuy nhiên, vitamin b1 là một trong những loại vitamin rất cần thiết cho trẻ nhỏ, đặt biệt là trẻ dưới 1 tuổi.

Vai trò của vitamin B1 đối với trẻ

Vitamin B1 còn được gọi là thiamine, đây là một dưỡng chất năng lượng có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì các hoạt động cơ thể của trẻ nhỏ. Các chức năng cơ bản của vitamin B1 như chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, điều tiết sự chuyển hóa đường trong cơ thể, ....Nếu thiếu vitamin B1 có thể làm cho trẻ chán ăn, gặp các trở ngại về đường tiêu hóa, bị mắc các chứng bệnh về đường tiêu hóa, dạ dày như tiêu chảy, khó tiêu, táo bón, ...làm trẻ chậm phát triển.

Đặc biệt, ở giai đoạn trẻ dưới 1 tuổi, trẻ chủ yếu ăn cháo được nấu từ gạo trắng nhiều, thiếu dưỡng chất có thể gây cho trẻ bị thiếu vitamin, bị các triệu chứng về tiêu hóa, trẻ chán ăn. Trong những trường hợp này thấy xuất hiện chán ăn thì nhất thiết phải bổ sung thêm vitamin B1.

Có nên cho trẻ uống vitamin B1 không?

Có rất nhiều phụ huynh nhận ra những tác dụng của vitamin B1 nên đã tự tiện dùng vitamin B1 mà không tham khảo sự hướng dẫn của bác sĩ, đã khiến trẻ gặp những vấn đề về sức khỏe. Khi trẻ còn quá nhỏ, đặc biệt dưới 1 tuổi, thì có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ biếng ăn, có thể chế độ ăn uống không phù hợp, món ăn không phù hợp với trẻ, trẻ đang mắc phải các bệnh lý, .... Tuy vitamin B1 có vai trò chuyển hóa Gluxit giúp kích thích ăn, nhưng không phải bất cứ trẻ nào biếng ăn cứ cho uống B1 là hiệu quả.

Tốt nhất, khi con trẻ biếng ăn bạn nên đưa đến bác sĩ để được điều trị và tư vấn, không tự ý mua các loại thuốc dùng cho bẻ mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Khi đến các cơ sở y thế chuyên khoa về dinh dưỡng, nếu trẻ thiếu vitamin bác sĩ có thể tư vấn các loại thực phẩm để bạn bổ sung thêm cho trẻ, hoặc cho uống hay tiêm vitmian B1 theo đúng liều lượng.

Mức khuyến cáo về sử dụng vitamin B1

Trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi: 200 mcg/ngày.
Trẻ từ 7 – 11 tháng tuổi: 300 mcg/ngày.
Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 500 mcg/ngày.
Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 600 mcg/ngày.
Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 900 mcg/ngày.
Phụ nữ mang thai: 1,4 mg/ngày.
Phụ nữ đang cho con bú: 1,5 mg/ngày.

Khi nào cần bổ sung vitamin B1 cho trẻ nhỏ

Đối với những trẻ phát triển bình thường, cơ thể khỏe mạnh, ăn uống được, thì tốt nhất không nên uống hoặc tiêm thêm bất cứ loại thuốc hay vitamin nào. Việc bổ sung thêm hàm lượng vitmain B1 chi cho trẻ chỉ cần thiết khi trẻ quá biếng ăn, khiến hàm lượng dinh dưỡng hằng ngày không đủ cung cấp nặng lượng cho trẻ hoạt động hằng ngày. 

Một số triệu chứng cho thấy trẻ thiếu vitamin B1

- Bé bị các triệu chứng về tiêu hóa kéo dài như tiêu chảy, táo bón
- Trẻ chậm tăng cân, nước tiêu ít, hay khóc, thường xuyên chán ăn

Hoặc đối với những trẻ có triệu chứng về rối loạn tiêu hóa, cơ quan tiêu hóa hoạt động kém thì có thể bổ sung thêm vitamin B1 cho trẻ. Tuy nhiên ,tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, vì tự tiện cho trẻ uống vitamin có thể gây ra những tác dụng phụ, tiêu cực, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Những hệ luỵ có thể xảy ra thừa vitamin B1 như ngộ độc, chóng mặt, choáng váng, dị ứng cơ thể,… Vì vậy, các bạn lưu ý không nên tuỳ tiện dùng mua vitamin về sử dụng mà cần phải có sự chỉ định của bác sĩ.

Những tác dụng phụ khi sử dụng vitamin B1 quá liều

- Ngoài các triệu chứng ngộ độc nêu trên, trẻ có thể bị giảm huyết áp, tằng động, sức đề kháng kém do cơ thể thay đổi khả năng miễm dịch. Ngoài ra, bổ sung vitamin B1 cũng có thể gây dị ứng nếu cơ thể bé mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong viên uống.

Cung cấp vitamin B1 bằng thực phẩm hằng


Quá trình ăn uống hằng ngày của trẻ rất quan trọng, chính vì thế bạn cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Nên cho trẻ ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin B1 như: các loại hạt, hạt sen, đậu phụng, ngũ cốc, các loại cá, thịt, bánh mì, rau cải xanh, sữa mẹ, ...

Tuy nhiên, hàm lượng B1 trong các loại thực phẩm có thể mất đi do quá trình chế biến hoặc bạn để thức ăn quá lâu, quá trình đông lạnh thực phẩm. Chính vì thế các bà mẹ nên chọn những loại thực phẩm tươi sống để chế biến cho trẻ nhỏ, không nên để thức ăn quá lâu, không bảo quản, tránh cho trẻ ăn các loai thức ăn được bán ngoài thị trường.

Khi trẻ biếng ăn chắc chắn sẽ khiến tâm lý các bà mẹ lo lắng, tuy nhiên bạn cần phải bình tình nhanh chóng tìm ra giải pháp tốt nhất để giúp cho trẻ ăn uống được ngon miệng và tiêu hóa được tốt hơ. Hy vọng rằng qua bài chia sẽ Trẻ dưới 1 tuổi có nên uống b1 không? đã có thể mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích để chăm sóc cho trẻ được tốt hơn. 

More aboutTrẻ dưới 1 tuổi có nên uống b1 không?

Trẻ dưới 1 tuổi có nên uống sữa đậu nành không?

Posted by Unknown

Đậu nành một loại đậu mang nhiều dưỡng chất có ích cho sức khỏe của người đặc biệt là trẻ nhỏ. Chính vì thế rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm rằng Trẻ dưới 1 tuổi có nên uống sữa đậu nành không? Hãy cùng chúng tôi tham khảo chi tiết qua bài viết này nhé.

Tác dụng của sữa đậu nành đối với trẻ nhỏ

- Trong sữa đậu nành có chứa rất nhiều chất béo có lợi cho sức khỏe của trẻ. Sữa đậy này hỗ trợ cho sự phát triển trí tuệ của trẻ rất tốt. Ngoài ra, chúng cũng có chứa lượng natri ít hơn và không có cholesterol, không có lactose.

- Sữa đậu nành giúp tăng cao sức đề khánh cho trẻ nhỏ, giúp trẻ ngăn ngừa được nhiều bệnh tật.

- Đậu nành và sữa đậu nành thích hợp cho những trẻ em mẫn cảm với đồ ăn ngọt.

- Sữa đậu nành có chứa khá nhiều các vitamin và dưỡng chất, protein chính vì thế sẽ cung cấp cho trẻ nhiều loại dinh dưỡng, giúp trẻ được phát triển tốt hơn.

Khi nào thì trẻ có thể uống sữa đậu nành?

- Lưu ý đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì không nên cho uống sữa đậu nành, Vì sữa đậu nành có chứa hàm lượng mangan cao. Lúc này có thể trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh về thể chất, nên không thể xử lý được hết hàm lượng mangan này. Trẻ dưới 6 tuổi, bạn nên cho trẻ uống sữa mẹ.

- Khi trẻ hơn 1 tuổi các mẹ có thể cho trẻ uống sữa đậu nành thường xuyên. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, bạn chỉ nên cho trẻ uống dặm sữa đậu này, không nên cho uống thường xuyên và nhiều. Vì khi trẻ còn trẻ, bộ phận tiêu hóa hoạt động còn kém, sữa đậu nành khá mát có thể gây cho trẻ bị lạnh bụng.

- Nếu như trẻ khá nhạy cảm với các loại sữa khác, thì bạn có thể cho trẻ uống sữa đậu nành hằng ngày để thay thế các loại sữa khác. Tuy nhiên, bạn cũng cần tập cho trẻ uống các loại sữa khác, đặc biệt là sữa tươi, hoặc các loại sữa bột có chứa nhiều dưỡng chất.

Những lưu ý khi cho trẻ uống sữa đậu nành

1. Đôi sôi sữa đậu nành trước khi cho trẻ uống.

Đun sôi sữa đậu nành sẽ tạo ra nhiều chất saponin, đây là loại chất gây ức chế các loại chất có hại và gây ức chế trypsin. Ngoài ra, nếu cho trẻ uống sữa đậu nành sống hay không được đun sôi sẽ dễ gây cho trẻ bị ngộ độc, buồn nôn, tiêu chảy.

Bạn nên mua hạt đầu nành về nấu sữa cho trẻ uống, không nên mua các loại sữa hộp đầu nành.

2. Không cho trẻ uống sữa đậu nành khi đói

Khi trẻ còn nhỏ, bạn không nên cho trẻ uống sữa đậu nành khi đói, vì khi đói sẽ khiến lượng protein trong sữa không được tiêu hóa hết, cơ thể bé cũng sẽ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng

3. Không đánh trứng gà vào sữa đậu nành.

Nhiều bà mẹ truyền tai nhau rằng, đánh trứng gà ta vào sữa đậu nành rồi đun sôi cho trẻ uống, để có nhiều dưỡng chấn hơn. Tuy nhiên, đây là một sự nhận định sai lầm, vì khi uống sữa đậu nành có đánh trứng sẽ gây cho trẻ nhỏ khó tiêu, đầy bụng dẫn đến buồn nôn.

4. Không cho trẻ uống quá nhiều sữa đậu nành.

Bé uống sữa đậu nành quá nhiều bị chứng khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy do không hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng trong sữa, khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng xấu

5. Uống sữa đậu nành cùng với thuốc

Uống sữa đậu nành cùng với thuốc sẽ khiến phá hủy chất dinh dưỡng có trong sữa và gây ra tác dụng phụ.

Mong rằng qua bài chia sẽ trẻ dưới 1 tuổi có nên uống sữa đậu nành không đã mang lại những thông tin hữu ích cho các mẹ chăm sóc con trẻ được tốt hơn, và có những lưu ý đáng quý khi cho trẻ uống sữa đậu nành để tránh gây ra những tác dụng phụ tiêu cực đến cho sức khỏe của trẻ.

More aboutTrẻ dưới 1 tuổi có nên uống sữa đậu nành không?

Trẻ dưới 1 tuổi có nên nằm võng không?

Posted by Unknown

Võng có thể nói là vị cứu tinh của nhiều phụ huynh khi trẻ quấy khóc, khó ngủ. Chiếc võng đung đưa khiến trẻ dễ ngủ hươn và theo nhiều bác sĩ cho rằng cho trẻ ngủ võng là giải pháp trước mắt nhanh nhất giúp trẻ dễ ngủ và ngủ sâu hơn. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều bài viết cho rằng Trẻ em không nên ngủ võng vì sẽ gây ra những tác hại cho trẻ. Vậy Trẻ dưới 1 tuổi có nên nằm võng không? là điều mà rất nhiều bậc phụ huynh hiện đang thắc mắc.

Tuy nhiên trẻ nằm võng ngủ có tốt không?

Chiếc võng khá  quen thuộc với người dân Việt Nam, từ già trẻ ai cũng thích nằm trên những chiếc võng đong đưa. Thực tế cho thấy, nằng võng rất mát, đặc biệt ở những nơi có không khí nóng. Do vậy, rất nhiều trẻ thích nằm ngủ trên những chiếc võng .

Với những bé quá khó và hay khóc quấy, chiếc võng dường như trở thành một giải pháp tối ưu. Nhiều ý kiến cho rằng, chiếc võng đong đưa, có độ khắc khiến cho trẻ mệt nên dễ đi vào giấc ngủ, chính vì thế giấc ngủ không tự nhiên và không tốt cho sự phát triển của bé.

Đối với trẻ dưới 3 tuổi, khi hệ xương còn nòn yếu, bạn nên hạn chế cho trẻ nằm võng nhiều vì có chứa nhiều nguy cơ làm cong lưng, lệch cột sống, ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao do tư thế nằm luôn bị cong.

Lời khuyên cho các mẹ: Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi các mẹ vẫn có thể cho trẻ nằm võng khi ngủ, tuy nhiên chỉ nên cho trẻ ngủ vào những giấc ngắn vào ban ngày. Và trên chiếc võng các mẹ nên đặt cho trẻ chiếc chiết lót, hoặc vải mềm để cột sống của bé sẽ phát triển tốt. Giấc ngủ rất quan trọng cho sự lớn lên của bé, bố mẹ hãy tạo cho bé một tư thế ngủ thoải mái, và tốt nhất là cho bé nằm trên giường, xoay và dang tay dang chân cho thoải mái.

Những tác hại tiềm ẩn khi cho trẻ nằm võng quá nhiều

Ảnh hưởng đến cột sống và lồng ngực

Cho trẻ em nằm võng nhiều có thể dẫn đến vẹo cột sống và ảnh hưởng đến các cở quan ở lồng ngực như tim và phổi. Vì võng không phải là một mặt phẳng nên khi nằm võng, cột sống của trẻ không được nâng đỡ và sẽ dễ bị cong vẹo

Hội chứng rung lắc

Trẻ nhỏ khi hệ thần kinh chưa hoàn thiện, nên nếu võng rung lắc quá mạnh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não. Tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ mắc phải hội chứng rung lắc, khiến cho trẻ chậm phát triển về trí tuệ.

Thần kinh vận động kém phát triển

Trẻ nằm nhiều trên võng khó có thể học và hình thành các động tác trườn, bò, đi, chạy, cầm, nắm... Sự ảnh hưởng hệ thần kinh vận động này sẽ khiến trẻ kém linh hoạt và làm khả năng tiếp thu, nhận thức kém đi.

Hạn chế phắt triển cơ bắp

Trẻ được cho nằm võng lại thường bị chèn ép tay, chân, vẹo đầu, vẹo cổ... Những tư thế này sẽ khiến trẻ dễ bị tụ máu ở một điểm và do đó không thể điều hòa máu huyết đều đặn. Kết quả, cơ bắp cũng như não bộ đều phát triển kém. 

Để trẻ nằm võng như thế nào cho an toàn

Tuy tiềm ẩn nhiều nguy hại đến cho trẻ, nhưng theo nhiều bác sĩ cho rằng cho trẻ ngủ võng là giải pháp trước mắt nhanh nhất giúp trẻ dễ ngủ và ngủ sâu hơn. Khi cho trẻ nằm võng bạn cần lưu ý những điều sau đây:

- Chỉ cho bé nằm võng trong những giấc ngủ ngắn vào ban ngày. 

- Lót chiếu nhỏ hoặc cho trẻ nằm chéo so với chiều võng để lưng trẻ được nâng đỡ tốt nhất.

- Có các dụng cụ che chắn để tránh trẻ bị lật võng hay té ngã trong lúc ngủ.

- Không nên cho trẻ dưới 3 tháng tuổi nằm võng.

Mong rằng qua bài chia sẽ Trẻ dưới 1 tuổi có nên nằm võng không? đã có thể giúp bạn đọc giải đáp được những thắc mắc để có thể nuôi trẻ được tốt hơn. Lời khuyên tốt nhất của chúng tôi vẫn là nên tập cho trẻ ngủ trên giường, để trẻ có đủ điều kiện vào giấc ngủ sâu và đi đến sự phát triển toàn diện. 
More aboutTrẻ dưới 1 tuổi có nên nằm võng không?

Trẻ dưới 1 tuổi có nên ăn óc lợn không?

Posted by Unknown

Óc lợn là một món ăn đầy dưỡng chất và hấp dẫn, thế nên rất nhiều cha mẹ quan tâm rằng Trẻ dưới 1 tuổi có nên ăn óc lợn không? để có thể cung cấp cho trẻ nhiều dưỡng chất. Hãy cùng chúng tôi theo dõi qua bài viết này nhé.

Có nên cho trẻ ăn nhiều óc lợn

Nhiều bà mẹ thường có quan niệm rằng "ăn gì bổ đó", do vậy rất nhiều bà mẹ chế biến món óc heo cho trẻ ăn để trẻ có thể thông minh hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là một quan niệm trong nhân gian, không có một bài viết khoa học nào có thể chứng minh rằng trẻ ăn nhiều óc heo sẽ thông minh hơn.

Trong óc heo có chứa nhiều dưỡng chất, chứ nhiều chất béo, có hàm lượng cholesterol cao, hàm lượng đạm thất. Do vậy, không nên cho trẻ ăn quá nhiều óc heo sẽ gây đến hiện tượng mất cân bằng dinh dưỡng.

Khi trẻ trên 6 tháng tuổi, bạn có thể cho trẻ ăn óc lợn. Tuy nhiên, khi cho trẻ ăn cần lưu ý những điều sau đây:

- Không cho trẻ ăn quá nhiều óc heo, mỗi bữa chỉ nên cho trẻ ăn 1/3 bộ óc heo. Ăn quá nhiều óc heo có thể gây rối loại tiêu hóa cho trẻ, khi bữa ăn có óc heo bạn nên hạn chế cho trẻ ăn các loại dầy mỡ nhé.

- Khi chế biến, cần khử sạch mùi tành của óc heo. Nên rửa sạch các màng gân, và gia vị thích hợp để loại bỏ mùi tanh để trẻ có thể dễ ăn hơn. 

- Nên kết hợp và thau đổi nhiều loại món ăn chế biến từ óc lợn.

- Cho bé ăn các món từ óc lợn nhưng bạn phải kết hợp với việc cho trẻ chế độ ăn uống đầy đủ, hợp lý, cân bằng các chất dinh dưỡng như: chất đạm, chất đường, chất béo, các vitamin, khoáng chất và đa dạng các loại thực phẩm.


Món số món ăn chế biến từ óc lợn cho trẻ

Bạn có thể chế biến các món óc đa dạng cho bé như: trứng hấp óc heo, óc lợn hầm, cháo óc lợn đậu Hà Lan, óc chiên giòn, nấu súp với cua, ...

Trứng hấp óc heo, đậu phụ

- Chuẩn bị nguyên liệu: 1/2 bộ óc heo, 1/2 quả trứng, 1 thìa đậy phụ, 1 thìa mắm, 2 cọng hành hoặc hẹ.
- Cách làm:

+ Đánh tan trứng, trộn đều tất cả các nguyên liệu trên
+ Thoa một chút dầu ăn vào bát cho đỡ dính
+ Hấp trong 30 phút (để hơi hé vung cho nước không nhỏ vào bát)

Óc heo hấp rau răm

- Chuẩn bị nguyên liệu: 1/2 bộ óc heo, 1 thìa mắm, 1 thìa dầu ăn, Vài lá rau răm

- Cách làm:
+ Cho óc heo vào bát, rưới nước mắm và dầu lên trên
+ Thả lá rau răm vào
+ Hấp 15 phút lửa to.
More aboutTrẻ dưới 1 tuổi có nên ăn óc lợn không?

Có nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn trứng không?

Posted by Unknown

Trứng là một loại thực phẩm mang nhiều dinh dưỡng, dưỡng chất rất tốt cho cơ thể. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ cần được bổ sung nhiều loại đưỡng chất khác nhau từ thực phẩm. Chính vì thế rất nhiều bà mẹ quan tâm rằng Có nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn trứng không?. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé

Giá trị dinh dưỡng của trứng

Những thành phần dinh dưỡng chính có trong 100g trứng: 

+ Năng lượng(K calo): 166
+ Protein(g): 14,8
+ Lipit(g): 11,6
+ Gluxit(g) :0,5
+ Canxi(g): 71
+ Sắt(g): 2,7
+ Kẽm(g): 0,9
+ Vitamin A(g): 700
+ Vitamin D(g): 0,88
+ Cholesterol(mg): 470

Chính vì có chứa nhiều dưỡng chất và vitamin rất nhiều bà mẹ muốn cho con trẻ ăn trứng để cung cấp thêm nhiều dưỡng chất để trể phát triển tốt hơn. Tuy là một thực phẩm tốt, tuy nhiên khi cho trẻ nhỏ ăn, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi khi hệ tiêu hóa còn kém các mẹ cần phải đặc biệt quan tâm. Vì hàm lượng chất béo trong trứng cao có thể làm cho tẻ nhỏ bị đầy bụng, khó tiêu khiến cho trẻ chán ăn, bị các chứng bệnh về tiêu hóa.

Có nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn trứng không?

Khi trẻ đã được 6 tháng tuổi, các mẹ đã có thể cho trẻ làm quen với trứng, tuy nhiên lúc này chỉ nên cho trẻ ăn một ít lòng đỏ trứng gà, là không nên cho trẻ ăn quá nhiều trong tuần. Hàm lượng trứng theo độ tuổi cho  bé ăn các mẹ cần đặc biệt lưu ý:

+ Trẻ 6-7 tháng tuổi: Chỉ nên ăn ½ lòng đỏ trứng gà/bữa, ăn 2-3 lần/tuần.
+ Trẻ 8-12 tháng tuổi: Ăn 1 lòng đỏ/ bữa, 3-4 lần/ tuần.
+ Trẻ 1-2 tuổi: Nên ăn 3-4 quả trứng tuần, ăn cả lòng trắng.
+ Trẻ từ 2 tuổi trở lên: Có thể ăn 1 quả/ngày.

Trẻ dưới 1 tuổi, các mẹ không nên cho trẻ ăn lòng trắng trứng gà vì trong lòng trắng trứng gà có hàm lượng protein rất cao, khi trẻ còn quá nhỏ không thể tiêu hóa hết được hàn lượng này, dễ khiến cho trẻ bị các chứng bệnh về tiêu. Hơn nữa, lượng protein khá cao có thể khiến bé bị dị ứng trong khi hệ miễn dịch và sức đề kháng của bé còn rất yếu.

Trẻ dưới 1 tuổ, chỉ nên cho trẻ ăn lòng đỏ trứng gà, và phải được chế biến chín, cho ăn từng ít một. Khi cho bé ăn trứng, các mẹ nên chú ý các biểu hiện như phát ban da, nổi mề đay, nôn mửa và các hiện tượng dị ứng khác sau khi trẻ ăn lòng đỏ trứng. Bởi vì hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh là tương đối yếu. Do đó, các phản ứng dị ứng có thể xảy ra sau khi ăn một số loại thức ăn mới.

Không nên cho trẻ ăn trứng vào những thời điểm nào?

1. Trẻ bị sốt, cảm

Khi trẻ đang bị sốt, cảm cơ thể trẻ đang nóng, ăn trứng có nhiều protein sẽ tạo ra một lượng nhiệt lớn, khiến cho trẻ khó chịu. Những trẻ đang bị sốt ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi.

2. Trẻ vừa bị ốm dậy

Có nhất nhiều mẹ sau khi con trẻ vừa ốm dậy, thường nấu cháo trứng cho trẻ ăn để có thể có năng lượng phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, với những trẻ vừa qua khỏi đợt sốt tuyệt đối không nên ăn trứng gà bởi lượng protein hoàn toàn trong trứng gà như anbumin và ovoglobumin khi hấp thu vào cơ thể còn chưa hồi phục của trẻ nhỏ sẽ làm tăng lượng nhiệt của cơ thể, kiến cơn ốm có thể quay trở lại hoặc bé lâu khỏi bệnh hơn

3. Trẻ bị tiêu chảy

 Đối với trẻ bị tiêu chảy, do dịch tiêu hóa tiết ra ít hơn, hoạt tính men tiêu hóa bị giảm, việc chuyển hóa chất mỡ, chất đạm và đường bị rối loạn, chức năng tái hấp thu nước và chất dinh dưỡng ở ruột non gặp trở ngại, phần lớn các chất dinh dưỡng bị thải ra ngoài qua đường tiêu hóa.

4. Trẻ béo phì, thừa cân

Những trẻ nhỏ mắc bệnh béo phì không nên ăn trứng gà bởi trong trứng có chứa rất nhiều cholesterol và chất béo bão hòa khiến thân hình của trẻ ngày càng nặng nề hơn

Cách chế biến trứng đúng cách cho trẻ ăn

Các mẹ không được cho trẻ nhỏ ăn trứng gà sống hay đánh trứng sống trực tiếp vào trong cháo nóng của trẻ. Các mẹ cần phải nấu chín hoặc luộc chín lên sau đó trộn với cháo cho trẻ dùng để đề phòng nghiễm khuẩn.

Chế biến trứng cho trẻ tùy theo tháng tuổi:

Trẻ 6-12 tháng: nên cho ăn bột trứng. cách nấu bột trứng: nấu chín bột, mới cho trứng, đập lòng đỏ trứng vào bát đã có rau băm nhỏ, đánh đều trứng và rau, nồi bột sôi trên bếp đổ trứng và rau vào quấy đều nhanh tay, bột sôi lên là được, không nên đun kỹ quá.

Trẻ 1-2 tuổi: có thể ăn cháo trứng, cũng tương tự như nấu bột trứng, khi cháo chín mới cho trứng, đun sôi lại là được, ngoài ra có thể cho trẻ ăn trứng luộc vừa chín tới.

Trẻ từ 2 tuổi trở lên: có thể ăn cháo trứng, trứng luộc, trứng rán đúc thịt, trứng sốt cà chua ăn với cơm.

Hy vọng rằng qua bài chia sẽ Có nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn trứng không? đã có thể mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích, giúp các mẹ, phụ huynh có thể chăm sóc cho trẻ được tốt hơn. Ở giai đoạn dưới 1 tuổi, các mẹ nên cho trẻ ăn cháo nhạt và bú sữa mẹ là đã đủ dưỡng chất để có thể trẻ phát triển bình thường. Các mẹ không nên quá lo lắng cho trể ăn nhiều loại thực phẩm khác.
More aboutCó nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn trứng không?

Có nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn nước mắm không?

Posted by Unknown

Hiện nay, các khuyến cáo dinh dưỡng cho rằng nên cho trẻ dưới 2 tuổi ăn nhạt, không nên nêm các gia vị như muối, mắm hay đường vào thức ăn cho trẻ. Tuy nhiên, trên thực cho thấy, sẽ rất khó ăn nếu như thức ăn quá nhạt không được nêm nếm. Chính vì thế rất nhiều bà mẹ quan tâm rằng Có nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn nước mắm không? Hãy cùng chúng tôi tìm ra lời giải đáp nhé

Thông thường, khi trẻ được 6 tháng tuổi mới bắt đầu cho trẻ ăn dặm thêm bột hoặc cháo. Ở thời điểm này, các mẹ không nên bất kì một loại gia vị nào kể cả muối và mắm. 

Khi trẻ được 8 tháng tuổi, ăn dặm với cháo thì các mẹ có thể bắt đầu nêm một ít mắm để trẻ có thể dễ ăn hơn. Tuy nhiên, không nêm mắm quá mặn, lượng nước mắn nêm chỉ khoảng 1/4 muỗng cà phê. 

Cách nêm nước mắm cho trẻ nhỏ

      Sau khi thịt, cá... và bột đã chín thì nêm nước mắm trực tiếp vào bột (cháo) rồi khuấy đều. Cần nêm nước mắm trước khi cho rau và dầu ăn

Lượng nước mắm:

      Mỗi bữa, mẹ chỉ nên nêm khoảng 1/4 thìa cà phê nước mắm cho bé. Khi bé lớn dần có thể tăng thêm 1 chút hàm lượng nước mắm cho trẻ ăn. Nếu bạn nêm cảm thấy vừa miệng thì là quá mặn đối với trẻ rồi đó, vì trẻ còn nhỏ, cơ quan vị giác còn rất nhạy cảm.

Lưu ý chọn nước mắm ngon

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại mắm, và không có một nhãn hiệu mắm nào dành riêng cho trẻ nhỏ. Chính vì thế, bạn nên chọn loại nước mắm tốt nhất và đảm bảo được các tiêu chí sau đây:

- Độ đạm: Độ đạm là một trong những tiêu chí quan trọng nhất khi chọn mua mước mắm để nêm cho trẻ. Nên chọn nước mắm có độ đạm cam để cung cấp thêm hàm lượng đạm cho cơ thể của trẻ nhé.

- Màu sắc:  Nên chọn những loại nước năm có màu trong, không có lợn cặn, thường thì nước mắm có màu vàng nhạt hoặc cánh gián.

- Mùi vị: Nước mắm cho bé phải có vị thơm nhẹ, không mặn chát đầu lưỡi khi mẹ nếm thử.

Tại sao không nên nêm muối cho trẻ ở giai đoạn này?

Ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, khi các cơ quan nội tạng còn đang phát triển chưa hoàn chỉnh, năng suất làm việc còn kém, đặc biệt là thận. Chính vì vậy cho trẻ ăn muối ở thời điểm này sẽ gây những tác động tiêu cực đến cho sức khỏe của trẻ.

Hiện nay, khuyến cáo lượng muối tối đa cho trẻ như sau:

·       Trẻ dưới 1 tuổi: Dưới 1g muối/ngày (có nghĩa là dưới 0.4g natri)

·       Trẻ từ 1-3 tuổi: Tối đa 2g muối/ngày (0.8g natri)

·       Trẻ từ 4-6 tuổi: Tối đa 3g muối/ngày (1.2g natri)

·       Trẻ từ 7-10 tuổi: Tối đa 5g muối/ngày (2g natri)

·       Trẻ từ 11 tuổi trở lên: Tối đa 6g muối/ngày (2.4g natri)

Với trẻ dưới 1 tuổi, khi bú sữa mẹ thì đã có thể cung cấp được đầy đủ lượng muối để cho trẻ phát triển bình thường. 

Hơn nữa, khi bạn cho trẻ ăn vị mặn quá sớm, trẻ sẽ có xu hướng thích ăn các loại thức ăn có vị mặn hơn cần thiết. Trong tương lai, việc đó có thể dẫn tới các hệ lụy xấu cho sức khỏe.

Hy vọng rằng qua bài viết Có nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn nước mắm không? của chúng tôi đã có thể đem lại cho bạn đọc, các bậc phụ huynh những thông tin  hữu ích nhất để có thể chăm sóc cho trẻ được tốt hơn.
More aboutCó nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn nước mắm không?

Có nên cho trẻ dưới 1 tuổi đi du lịch không?

Posted by Unknown

Rất nhiều cặp vợ chồng có sở thích đi du lịch, đặc biệt khi vừa mới sinh song, các mẹ thường được nghỉ dài ngày. Chính vì thế luôn muốn đi du lịch trong thời gian này để không phải lo xin nghỉ làm, nghỉ việc. Thế nhưng, lúc này con trẻ còn quá nhỏ, do vậy không ít các mẹ lo lắng rằng Có nên cho trẻ dưới 1 tuổi đi du lịch không? Hãy cùng chúng tôi tìm ra lời giải đáp qua bài viết này nhé:

Trẻ dưới 1 tuổi các mẹ hoàn toàn có thể dẫn con trẻ đi du lịch cùng gia đình, tuy nhiên cần đặc biệt quan tâm đến các chế độ ăn uống, ngủ nghỉ của trẻ để tránh gây ra những tác động tiêu cực đến cho sức khỏe của trẻ. Khi cho trẻ dưới 1 tuổi cần lưu ý những điều gì?

1. Chuẩn bị đồ ăn cho bé

Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, bé đang trong giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn, do vậy việc mang theo bé đi du lịch khá dễ dàng. Điều bạn cần chuẩn bị đó là một chiếc khoăn choàng mềm, buộc vào cổ để em bé có thể bú sữa mẹ bất cứ lúc nào,

Nếu mẹ thiếu sữa cho bé ở giai đoạn này, phải dùng sữa ngoài thì các mẹ nhớ mang theo sữa, bình dựng nước nóng, bình sữa, các dụng cụ rửa bình sữa cho trẻ nhé.

Với những trẻ trên 6 tháng tuổi, đã bắt đầu ăn dặn với cháo thì ngoài việc chuẩn bị sữa thêm cho trẻ, các mẹ cần chuẩn bị thêm các đồ dùng để nấu ăn cho trẻ. Tuy nhiên, nếu các mẹ đi du lịch di chuyển bằng xe, thì không nên cho trẻ ăn quá nhiều, mà nên chia ra cho bé ăn nhiều bữa, để tránh trẻ ói trên xe. 

2. Đồ dùng cho bé

Những đồ dùng không thể thiếu khi cho trẻ đi du lịch là : bỉm tả, khăn bông lớn, bính sữa, hộp sữa, vài bộ quần áo, chai nước lọc, gói khăn giấy, nước mối sinh lý, ...

Một mẹ trên diễn đàn vừa đưa trẻ đi du lịch và tư vấn lại cho chúng tôi một số đồ dùng cần chuẩn bị cho trẻ trước khi đi du lịch như sau. Các bạn đọc có thể tham khảo để chuẩn bị cho con trẻ được tốt hơn:

-  Sữa, Ngăn chia sữa + bình thủy nhỏ or bình giữ nóng -> luôn mang theo khi đi tham quan, vì có thể dùng bất cứ lúc nào

- Võng dù: Vì đi chơi xa, bé rẩ dễ buồn ngủ, bạn có thể mắc võng cho bé ngủ trên xe hoặc ở nơi nào đó,

- Tã giấy + quần áo + vớ + 2 đôi giầy + 2 nón
-  Khăn giấy ướt + ly, muỗng, chén giấy
-  Nếu bé ăn cháo xay: mang máy xay sinh tố + 1 ít nước rửa chén + đồ rửa chén

- Trái cây như cam , nho --> cho bé uống, vì ra đó lo đi chơi, không có thời gian mua cho bé

- Mang 1 vài món đồ chơi mà bé yêu thích nhất.

3. Một số vấn đề cần lưu ý

Trẻ dưới 1 một khi cơ thể còn non yếu, sức đề kháng kém, sự thay đổi khí hậu rất dễ khiến cho trẻ bị bệnh, chính vì thế những chuyến du lịch xa có thể tồn tại nhiều rủi ro tiềm ăn khiến trẻ bị ốm.

Trước khi xác định đi du lịch tại nơi nào đó, bạn cần lưu ý đến các yếu tố về thời tiết, tìm kiếm các thông tin về trung tâm y tế, bệnh viện , ...

Kế hoạch, lộ trình du lịch cần được sắp xếp chu đáo, nên chuẩn bị đầy đủ các loại đồ dùng cần thiế cho trẻ nhỏ. 

Bạn đồng hành cũng là một yếu tố quan trọng mà mẹ phải tính đến. Vì luôn phải để mắt đến bé nên bạn cần có sự giúp đỡ từ người đồng hành, có thể là chồng, vợ, anh chị em, bạn bè. Điều này sẽ bất lợi khi thu xếp kế hoạch vì không phải ai cũng có thể “theo” bạn. Hãy thảo luận để tìm ra “tiếng nói chung” cho cả nhóm.

Theo lời khuyên của chúng tôi, trong thời điểm này, bạn không nên cho con trẻ di du lịch, vì trẻ rất dễ bị đau ốm. Hãy đợi khi trẻ đã biết đi, cơ thể khỏe mạnh các mẹ có thể dẫn theo con trẻ di du lịch cùng với gia đình. Mong rằng qua bài chia sẽ Có nên cho trẻ dưới 1 tuổi đi du lịch không? đã giúp cho các mẹ tìm ra được câu trả lời và có những sự chuẩn bị cho chuyến đi được tốt hơn.
More aboutCó nên cho trẻ dưới 1 tuổi đi du lịch không?

Trẻ dưới 1 tuổi có nên ăn thịt bò không?

Posted by Unknown on Wednesday, April 6, 2016

Thịt bò là một trong những loại thực phẩm có chứa nhiều dưỡng chất và vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các bậc cũng cần phải cho trẻ ăn đúng cách để tránh gây ra những tác động tiêu cực đến cho sức khỏe của trẻ. Vậy trẻ dưới 1 tuổi có nên ăn thịt bò không? hãy cùng chúng tôi tham khảo chi tiết qua bài viết này nhé

Khi trẻ trên 7 tháng tuổi, các mẹ hoàn toàn có thể cho bé làm quen với thịt bò.Với nhóm thịt khác ít protein hơn, cha mẹ có thể cho bé ăn khi bé được khoảng 6 tháng tuổi. Một số loại rau xanh có thể ăn chung với cháo thịt bò của trẻ như súp lơ xanh, carrot, khoai tây, đậu đỗ,... Tuy nhiên, khi cho trẻ làm quen với thịt bò, các mẹ nên cho trẻ ăn từ từ xem phản ứng của trẻ nhé.

Cách chọn và sơ chế thịt bò cho trẻ

- Nên chọn thịt bò thăn, phần lưng bò mềm không bị dai, không có nhiều gân.

- Thịt bò mua về bạn rửa thật sạch, sau đó thai mỏng rồi băm hoặc xay nhuyễn sau đó sử dụng để nấu chung với các loại cháo.

- Nên thay đổi cháo thịt bò bằm cho trẻ với các loại thịt khác cho trẻ trong tuần để cung cấp cho trẻ nhiều dưỡng chất hơn.

Một số món từ thịt bò phù hợp với bò

Cháo thịt bò, bí đỏ

+ Chuẩn bị: Miếng bí đỏ khoảng 15-20 g, thịt bò đã xay khoảng 15g, 100 g cháo đã nấu sẵn, nước mắm

+ Cách chế biến: Bí đỏ các mẹ thái nhỏ như hạt lựu cho dễ chín. Cho hộp nước dùng, bí đỏ vào nồi đun sôi, vặn nhỏ lửa và đổ cháo đã nấu sẵn vào đun cùng cho đến khi chín nhừ. Sau đó bạn cho thịt bò đã được băm nhuyễn vào nồi. Nêm một ít mắm rồi tắt bếp, để nguội cho trẻ dùng.

- Cháo thịt bò cần tây


+ Chuẩn bị: thịt bò xay nhuyễn khoảng 15g, cần tây khoảng 15g, 100g cháo nấu sẵn, nước mắm.

+ Cách chế biến:  Cần tây lấy phần lá mềm sau đó thái nhỏ. Cho nước vào nồi nấu sôi, cho tiếp cần tây thái nhỏ và cháo cháo đã nấu sẵn vào đun cùng rồi cho thịt bò vào trộn đều. Đổ cháo ra bát, cho thêm một ít nước mắm cho trẻ dễ ăn.

- Cháo thịt bò, bí đỏ, nấm

+ Chuẩn bị: hịt bò xay nhuyễn khoảng 15, miếng bí đỏ khoảng 15g, 3 cái nấm nhỏ, 100 g cháo đã nấu sẵn, nước mắm.

+ Cách chế biến: Bí đỏ, nấm thái nhỏ hạt lựu cho dễ chín. Cho nước vào nồi nấu sối bí đó và nấm, sau đó cho cháo đã nấu vào đun sôi tiếp. Sau đó cho thịt bò đã được băm nhuyễn vào nồi chừng 5 phút rồi tắt bếp. Đổ cháo ra bát, cho thêm một ít nước mắm cho trẻ dễ ăn.


Cách chế biến để hạn chế làm mất dưỡng chất:

- Băm nhyễn hoặc xay thịt bò sống trước khi nấu chín để hạn chết làm mất quá nhiều chất dinh dưỡng có trong thịt.

- Thực phẩm trộn xay chung với thịt bò : súp lơ xanh, cà rốt, khoai tây, đậu đỗ, khoai lang, lê, táo,.

- Ban đầu, mẹ bổ sung cho bé khoảng nửa thìa cafe thịt bò băm nhuyễn. Sau đó có thể tăng lên 1-2 thìa cafe hay nhiều hơn tùy theo độ tuổi của bé.

Hy vọng rằng qua bài chia sẽ Trẻ dưới 1 tuổi có nên ăn thịt bò không? đã có thể giải đáp được thắc mắc của bạn đọc đồng thời có thểm những món ăn ngon cho trẻ ăn dặm ở giai đoạn này. Quá trình ăn uống ở trẻ dưới 1 tuổi rất quan trọng, chính vì thế các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý nhé.
More aboutTrẻ dưới 1 tuổi có nên ăn thịt bò không?

Trẻ dưới 1 tuổi có nên ăn hạt sen không?

Posted by Unknown

Quá trình ăn uống, cung cấp dưỡng chất cho trẻ dưới 1 tuổi là điều rất quan trọng, cần được đặc biệt quan tâm. Vì đây là giai đoạn bé rất nhạy cảm, đang trên đà phát triển. Chính vì thế cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ sẽ giúp trẻ nhanh lớn, thông minh, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa nhiều bệnh tật.

Hạt sen là một trong những loại hạt có chứa rất nhiều dinh dưỡng, chính vì thế không ít bỉm sữa quan tâm rằng Trẻ dưới 1 tuổi có nên ăn hạt sen không?. Hãy cùng theo dõi chi tiết hơn qua bài viết này nhé

More aboutTrẻ dưới 1 tuổi có nên ăn hạt sen không?

Trẻ dưới 1 tuổi có nên ăn lươn không?

Posted by Unknown

Lươn mà một trong những loại thực phẩm được nhiều người ưa thích, hơn nữa thịt lươn có chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của chúng ta và trẻ nhỏ. Hiện nay, có rất nhiều bà mẹ quan tâm rằng Trẻ nhỏ bao nhiêu tháng tuổi thì có thể ăn lươn và Trẻ dưới 1 tuổi có nên ăn lươn không? Cũng cách chế biến lươn như thế nào để trẻ ăn được tốt hơn. Các mẹ hãy tham khảo qua bài viết này nhé:

Các món ăn từ lươn không chỉ ngon miệng mà còn là một vị thuốc rất tốt, đặc biệt đối với trẻ nhỏ đang trong thời kì phát triển. Thịt lươn có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, nhiều chuyên gia đánh giá rằng hàm lượng dinh dưỡng trong lươn nhiều hơn hẳn so với cá, tôm, cua. Một số dưỡng chất chất có trong lương như: chất đạm, chất béo, cung cấp nhiều calo, nhiều vitamin A, B1, B6 và các khoáng chất như Natri, Canxi, Kali, ...


Vậy trẻ dưới 1 tuổi có nên ăn lươn không?

Cháo lươn là một món ăn dược nhiều trẻ yêu thích. Các mẹ có thể tập ăn dặm với cháo lươn cho bé từ độ tuổi 4 – 6 tháng tuổi trở lên. Lưu ý rằng, ở độ tuổi này, khi cho trẻ ăn dặm với cháo lươn các mẹ nên say thịt lươn thật mịn và trộn với cháo để cho trẻ ăn. Khi trẻ trên 10 tháng tuổi các mẹ có thể cho ăn cháo lươn thô hơn, ko cần phải say thịt mịn mà các mẹ có thể băm nhuyễn hoặc cắt nhỏ thành hạt.

Để trẻ không bị nhàm chán, các mẹ nên thay đổi thường xuyên các loại cháo, nấu cháo lươn kết hợp với các loại rau củ khác. Trong một tuần, các mẹ có thể cho trẻ nhỏ ăn cháo lươn từ 1 đến 2 lần để bé phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.

Một số món ăn chế biến từ lươn cho trẻ nhỏ

Món cháo lươn đơn giản cho trẻ

- Chuẩn bị nguyên liệu:  500g lươn đồng, 200g gạo tẻ, 1 nắm nhỏ gạo nếp, các loại gia vị: Bột nêm, dầu ăn, mắm,…
- Cách nấu:
  • Bước 1: Cho lươn sống vào nồi to, sau đó chó nắm muối hoặc giấm vào để lươn quẩy ra hết nhớt.
  • Bước 2: Sau đó lấy lươn ra tuốt thật kĩ cho hết nhớt, tiếp đó rửa sạch rồi cho vào nồi luộc chín
  • Bước 3: Khi thịt lươn chín, cho lươn ra dĩa, sau đó lọc thịt và xương ra riêng. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, tốt nhất các mẹ nên xay nhuyễn thịt lươn.
  • Bước 4: Phần xương có thể bỏ đi hoặc giã nhuyễn lọc bả lấy nước đem đi nấu cháo.
  • Bước 5: Đem gạo tấm đi ngâm khoảng 30 phút, vớt ra để ráo, dùng nước xương lươn nấu. Gia vị thích hợp, sau đó đợi cháo chín rồi cho thịt lươn vào trộn đều. Tắt bếp, để cháo nguội rồi cho trẻ ăn
Cách nấu cháo lươn khoai môn cho trẻ biếng ăn

- Chuẩn bị nguyên liệu: 200g thịt lươn, 100g khoai môn, 100g gạo tẻ, gia vị, ..
- Cách nấu:
  • Bước 1: Mẹ vo sạch gạo rồi nấu cháo với 1l nước rồi cho khoai môn vào nấu nhừ.
  • Bước 2: Lươn lóc bỏ xương, thái miếng nhỏ, ướp 1 thìa café hạt nêm.
  • Bước 3: Phi thơm hành tím với một thìa dầu ăn, cho thịt lươn vào xào cho tới khi săn và thơm.
  • Bước 4: Cho lươn vào nồi cháo, trộn đều. Mẹ thêm một thìa hạt nêm nữa và 2 thìa cafe nước mắm là được.
  • Bước 5: Cháo chín, múc cháo ra tô, cho bé ăn nóng. Khi ăn mẹ nhớ cho ít hành lá và rắc một chút tiêu để món cháo thêm hấp dẫn nhé.

Cách nấu cháo lươn cà rốt

- Chuẩn bị nguyên liệu: 100g thịt lươn, 250g gạo tẻ., 200g cà rốt, gia vị, ..
- Cách nấu :
  • Bước 1: Mẹ đem gạo nhặt sạch, mang đi vo sơ qua rồi nấu chín mềm lên cùng với cà rốt đã được băm nhuyễn và để khoảng một bát nước cháo đặc.
  • Bước 2: Lươn luộc hoặc cso thể hấp chín lên rồi gỡ lấy thịt và xé nhỏ.
  • Bước 3: Đem cháo cà rốt hòa với 100 ml nước (khoảng 1/2 bát) rồi đem bắc lên bếp và đun sôi trở lại.
  • Bước 4: Cho nước mắm hoặc muối vào rồi khuấy đều lên và đun thêm khoảng từ 7 – 10 phút thì bạn tắt bếp, cho thịt lươn vào đảo thật đều.
  • Bước 5: Để cháo hơi nguội (khoảng 2 phút) thì cho thêm 1,5 thìa súp dầu ăn và cho bé ăn.
Mong rằng qua bài viết Trẻ dưới 1 tuổi có nên ăn lươn không? đã có thể mang lại cho bạn đọc thêm những thông tin hữu ích, giúp các mẹ có thể chăm sóc bé được tốt hơn. Hãy nấu cho trẻ những món ăn thơm ngon từ thịt lương để cung cấp cho trẻ nhiều dưỡng chất, giúp trẻ phát triển hơn nhé.
More aboutTrẻ dưới 1 tuổi có nên ăn lươn không?

Trẻ dưới 1 tuổi có nên uống sữa tươi không?

Posted by Unknown

Sữa tươi có chứa nhiều dưỡng chất, tiện lợi và hấp dẫn chính vì thế nhiều bà mẹ quan tâm rằng Trẻ dưới 1 tuổi có nên uống sữa tươi không? để có thể cung cấp thêm dưỡng chất cho trẻ, đặc biệt là đối với các bà mẹ bị mất sữa hay thiếu sữa cho con bú. Hãy cùng chúng tôi giải đáp qua bài viết này nhé:

Sữa tươi có nhiều tiện ích và dưỡng chất, tuy nhiên khi trẻ còn quá nhỏ, hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh, cho trẻ uống quá nhiều sữa tươi và không đúng thời điểm sẽ gây ra những tác dụng tiêu cực đến cho sức khỏe của trẻ nhỏ.

Theo các nhà khoa học và các bác sĩ nhận định rằng, trẻ dưới 1 tuổi chỉ nên cho trẻ dùng sữa mẹ, không nên cho trẻ uống sữa tươi. Vì hàm lượng đạm, canxi và phốt pho trong sữa tươi khá cao, trẻ dưới 1 tuổi uống sữa tươi có nguy cơ khiến cho thận làm việc quá tải. Về lâu dài, làm trẻ có nguy cơ bị cao huyết áp, béo phì ở tuổi trưởng thành. 

Khi trẻ trên 6 tháng tuổi, các mẹ có thể cho trẻ ăn chế phẩm làm từ sữa tươi như sữa chua, váng sữa, phô mai. Tuy nhiên, chỉ nên cho trẻ ăn ở mức vừa phải, ăn dặm không nên cho trẻ ăn quá nhiều để trẻ làm quen với sữa tươi.

Hơn nữa, lượng đạm trong sữa tươi có thể gây cho trẻ nhỏ bị đầy bụng, khó tiêu một trong những nguyên nhân khiến trẻ chán ăn, kém phát triển. Sữa tươi có ít sắt, nghèo vi lượng nên trẻ dưới 1 tuổi  có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt, thiếu vi lượng nếu sử dụng sữa tươi như thực phẩm chính. Khi trẻ hơn 12 tháng tuổi các mẹ đã có thể cho trẻ sử dụng sữa tươi. Trong sữa tươi còn thường được bổ sung một lượng vitamin D nhất định, giúp cơ thể bé hấp thụ canxi tốt hơn, đây là điều quan trọng cho sự phát triển cơ xương. Nếu con bạn được tiếp nhận đủ canxi ngay từ giai đoạn này, nhiều nghiên cứu cho thấy bé sẽ ít có nguy cơ bị cao huyết áp, đột quỵ, ung thư ruột kết, gãy xương hông… trong những giai đoạn sau này của cuộc đời.


Cách cho trẻ uống sữa tươi hợp lý nhất

1. Cho trẻ uống sữa đúng thời điểm

Như đã đề cập ở trên, chỉ nên cho trẻ trên 1 tuổi sử dụng sữa tươi. Nên cho trẻ uống sữa tươi sau bữa ăn từ 1-2 giờ

2. Bổ sung lượng sữa hợp cho trẻ theo từng giai đoạn

Đối với trẻ trên 1 tuổi chỉ cho trẻ uống dặm sữa tươi, không nên cho uống thường xuyên thay các loại sữa khác hoặc sữa mẹ.

Trẻ trên 2 tuổi với liều lượng khoảng 200-300ml/ngày. Với trẻ 2-3 tuổi trở lên, có thể cho trẻ uống lượng sữa tươi nhiều hơn khoảng 500-700ml/ngày. Liều lượng sữa cho trẻ uống rất quan trọng, vì nếu cho trẻ uống quá nhiều sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa, trẽ dễ béo phì, ...

3. Loại sữa nên bổ sung cho trẻ

- Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, chỉ nên bổ sung các loại chế phẩm từ sữa tươi.

- Đối với trẻ dưới 2 tuổi, nếu uống sữa tươi nên chọn sữa nguyên kem.

- Trẻ trên 2 tuổi nếu đã thừa cân béo phì thì nên dùng sữa tách béo một phần hoặc toàn phần.

Những hiểu lầm các bà mẹ thường mắc phải khi cho trẻ uống sữa

1. Chỉ cho con uống sữa bột

Có rất nhiều phụ huynh cho rằng sữa bột có chứa nhiều dinh dưỡng nên luôn cho trẻ uống sữa bột mà quên đi những loại sữa tươi ra khỏi thực đơn của con. Các mẹ hãy bổ sung sữa tươi vào thực đơn cho con, hoặc mẹ có thể cho bé dùng song song với sữa bột. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý, chỉ nên cho bé uống sữa tươi khi con tròn 1 tuổi.

2. Cho con uống sữa tươi nào cũng được

Sữa tươi bao gồm 3 loại chính là sữa tươi được vắt trực tiếp, sữa thanh trùng và tiệt trùng. Trẻ nhỏ chỉ nên cho uống các loại sữa tươi thanh trùng và tiệt trùng, tuyệt đối không nên cho trẻ uống sữa bò tươi. Vì sữa được vắt trực tiếp có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ.

3. Cho con uống no sữa

Sữa có nhiều vitamin và dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ nhỏ, tuy nhiên không phải vì thế mà các mẹ có thể có trẻ uống sữa thay các bữa ăn. Ví nếu uống quá nhiều sữa sẽ gây tiêu chảy, đầy bụng và cơ thể không có khả năng hấp thụ dưỡng chất trong sữa. Đặc biệt, không nên cho trẻ uống sữa khi trẻ đang đói, nên cho trẻ uống sau khi bữa ăn 1-2 tiếng.

4. Phải chọn sữa ngoại cho con

Nhiều phụ huynh cho rằng các loại sữa ngoại đắt tiền sẽ tốt cho trẻ nhỏ hơn. Chúng tôi không bác bỏ điều này, thế nhưng điều cốt yếu là mẹ phải chọn loại sữa dễ uống, bé thích uống, dinh dưỡng đầy đủ, không béo phì không có những phản ứng khác như đau bụng, nôn mửa, dị ứng... là loại sữa phù hợp nhất với trẻ.

Hy vọng rằng qua bài chia sẽ Trẻ dưới 1 tuổi có nên uống sữa tươi không? đã có thể giúp các bậc phụ huynh tìm ra được lời giải đáp thích hợp để có thể chăm sóc cho trẻ nhỏ được tốt hơn.

More aboutTrẻ dưới 1 tuổi có nên uống sữa tươi không?

Trẻ dưới 1 tuổi có nên ăn váng sữa không?

Posted by Unknown

Váng sứa có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ được nhiều phụ huynh tin dùng. Tuy nhiên, khi trẻ còn nhỏ, cơ thể phát triển chưa hoàn chỉnh, nếu không sử dụng váng sữa đúng các sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến cho sức khỏe của trẻ. Vậy Trẻ dưới 1 tuổi có nên ăn váng sữa không? Hãy cùng chúng tôi tìm ra lời giải đáp qua bài viết này nhé:

Dinh dưỡng từ váng sữa

Váng sữa là một trong những chế phẩm được sản xuất từ sữa tươi, thành phần dinh dưỡng chính có trong váng sữa thường là 50% là chất béo. Chính vì thế, nếu sử dụng váng sữa không đúng cách cho trẻ nhỏ thực sự rất nguy hiểm.

Các loại váng sữa được bán trên thị trường thường được chế biến từ các loại dầu thực vật như dầu cọ, dầu dừa bổ sung thêm casein (đạm sữa bò) và đường lactose (loại đường có trong sữa bò). Phần lớn, các hộp váng sữa này thường không được công bố hàm lượng dướng chất, do vậy các bậc phụ huynh cần lưu ý và hạn chế khi cho trẻ sử dụng các loại váng sữa này.

Cho trẻ ăn váng sữa thế nào thì đúng cách?

Khi trẻ được 7 tháng tuổi và bắt đầu ăn dặm, các mẹ cho thể cho trẻ ăn váng sữa. Đối với các bé thiếu cân, suy dinh dưỡng, chán ăn thì mới nên cho trẻ ăn váng sữa và chỉ nên dùng làm bữa ăn phụ. Các trẻ phát triển khỏe mạnh, ăn nhiều, có dấu hiệu tăng cân nhanh thì vẫn chưa cần thiết cho trẻ ăn váng sữa. 

Váng sữa chỉ sử dụng như một loại thực phẩm bổ sung cho trẻ nhỏ, không dùng thay cho các loại sữa công thức hằng ngày cho trẻ dùng.  Trung bình, trẻ từ 7-12 tháng tuổi có thể ăn ăn ½ - 1 hộp váng sữa/ngày, trẻ trên một tuổi có thể ăn 1 - 2 hộp/ngày, tùy vào mức độ dung nạp của trẻ. 

Những lưu ý khi cho trẻ sử dụng váng sữa

- Lưu ý không nên cho trẻ ăn quá nhiều váng sữa, và không nhất thiết ngày nào cũng cho trẻ ăn váng sữa.  Ăn váng sữa nhiều cho thể khiến trẻ bị đầy bụng, tiêu chảy do hàm lượng chất béo quá cao

- Tuyệt dối không cho trẻ dưới 6 tháng sử dụng váng, vì lúc này trẻ còn quá nhỏ, chỉ có thể uống sữa mẹ và sữa công thức, hệ tiêu hóa còn hoạt động kém sử dụng váng sữa sữa gây cho trẻ bị các chứng bệnh về tiêu hóa.

- Đối với các trẻ thừa cân, đang bị tiêu chảy hay trẻ bị dị ứng với sữa tươi thì không nên cho trẻ sử dụng đến váng sữa.

- Chi nên cho trẻ ăn dặm sau bữa ăn khoảng 1 2 tiếng, không nên cho trẻ ăn vào trước bữa ăn vì sẽ làm cho bé no bụng, bỏ bữa, chán ăn. Và lưu ý không nên cho trẻ ăn vào bữa tối sẽ làm bé đầy bụng khó ngủ.

- Vì thành phần dinh dưỡng trong váng sữa chủ yếu là chất béo nên đây sẽ là nguồn cung cấp năng lượng rất cao từ chất béo là chính. Bên cạnh đó, chất đạm rất thấp, các vitamin và khoáng chất cũng thấp. Vì vậy, không nên dùng váng sữa thay thế cho sữa mẹ.

- Váng sữa rất dễ lên men và bị hỏng, chính vì vậy không cho trẻ ăn những váng sữa đã để lâu ngày mặc dù đã được bảo quản trong tu lạnh.

- Cần hạn chế cho trẻ ăn các loại váng sữa được bán trên thị trường.

- Váng sữa rất dễ bị hư nên cần bảo quản trong tủ lạnh, nơi có nhiệt độ tương đối ổn định. Không nên để váng sữa ở bên cánh cửa tủ lạnh, vì khi mở cửa tủ lạnh thường xuyên sẽ không giữ được nhiệt độ ổn định.
Mong rằng qua bài chia sẽ Trẻ dưới 1 tuổi có nên ăn váng sữa không? đã có thể mang đến cho bạn đọc, các bậc phụ huynh những thông tin hữu ích để các bạn có thể chăm sóc con trẻ được tốt hơn, vì giai đoạn này trẻ khá nhạy cảm, chính vì thế quá trình ăn uống hằng ngày của trẻ cần đặc biệt quan tâm.
More aboutTrẻ dưới 1 tuổi có nên ăn váng sữa không?

Trẻ dưới 1 tuổi có nên ăn yến sào không?

Posted by Unknown

Trẻ em dưới 1 tuổi, khi cơ thể đang phát triển còn đang rất nhạy cảm, do vậy quá trình ăn uống của trẻ cần được đặc biệt quan tâm để chăm săm cho trẻ được tốt hơn Vậy nên, có rất nhiều các phụ huynh thắc mắc rằng Trẻ dưới 1 tuổi có nên ăn yến sào không? Cùng tìm ra lời giải đáp qua bài biết sau nhé:

Dinh dưỡng và công dụng của yến xào

Yến xào là một loại thực phẩm - được phẩm rất nổi tiếng được làm từ tổ của chim yến. Ở một số quốc gia tại Đông Á, Đông Nam á thì yến xào được xem là một món cao lương mỹ vị. Hiện nay, có rất nhiều cnah trãi về thành phần dinh dưỡng có trong yến xào và tác dụng của yến xào đối với cơ thể của con người.

Một số thành phần chính được tìm thấy ở yến xào đó là một số loại protein và axit amin như amide, humin, arginine, cystine, histidine, and lysin. Ngoài ra, tổ yến còn được cho là chứa các khoáng chất như canxi, sắt, kali, phốt pho và magie. 

Yến xào mang lại rất nhiều tác dụng cho sức khỏe của con người như tăng cường hệ thống miễn dịch ở người, giúp người bệnh nhanh phục hồi, bổ phổi, bổ phận, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, cung cấp nhiều vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Về tác dụng của tổ yến, một số tài liệu cho rằng tổ yến giúp bổ phổi, cường thân, tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, giúp người bệnh nhanh phục hồi, thậm chí còn hỗ trợ bệnh nhân AIDS chống lại virus HIV.

Đối với phụ nữ, yến xào rất tuyệt vời, được ví như là một loại mỹ phẩm tự nhiên hoàn hảo. Do trong yến dào cho nhiều dưỡng chất hreonine có trong yến sào hỗ trợ hình thành collagen và elastin – là hai chất tái tạo lại cấu trúc da, kết hợp với Glycine ngăn ngừa nếp nhăn, chống lão hóa, chống nổi mụn tàn nhang, cho da đầy sức sống.

Đặc biệt, yến xào đem lại những công dụng hết sức tuyệt với cho trẻ em, giúp cho trẻ hết biếng ăn, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển, giúp trẻ phát triển chiều cao tối đa, tăng cường sức đề kháng của trẻ nhỏ…

Trẻ dưới 1 tuổi có nên ăn yến sào không?

Nhiều bà mẹ truyền tai nhau rằng, nếu trẻ biếng ăn thì có thể bổ sung cho trẻ ăn thêm yến xào để kích thị vị giác của trẻ, giúp trẻ dễ ăn hơn. Hơn nữa, yến xào có chứa nhiều dưỡng chất sẽ giúp cho quá trình phát triển của trẻ được tốt hơn. Tuy nhiên, đây là một nhận định hoàn toàn sai lầm, và nếu cho trẻ nhỏ dùng quá nhiều yến xào có thể gây ra những tác động tiêu cực đến cho sức khỏe của trẻ.

Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thì bạn tuyệt đối không nên cho trẻ nhỏ dùng yến xào trong giai đoạn này, tốt nhất các mẹ nên cho trẻ sử dụng sữa mẹ, các loại sữa công thức và ăn dặm thêm cháo là tốt nhất.

Trẻ 1-3 tuổi: ở độ tuổi này bé có thể dùng yến sào, phụ huynh nên chưng và xay yến sào chung với sữa, cho bé thử từ từ từng ít một. Ở độ tuổi này, sử dụng yến xào sẽ giúp trẻ cũng cố được hệ thống miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ ngủ sâu hơn và kích thích vị giác giúp trẻ ăn ngon hơn. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên dùng quá nhiều, trong 1 tháng có thể dùng đều đặn 25g - 50g yến, một tuần chỉ nên dùng từ 1 đến 2 lần.

Trẻ 3-10 tuổi: trong giai đoạn này, trẻ hay mắc các bệnh thông thường như ho, cảm lạnh, bệnh cúm, sổ mũi … nên việc dùng yến sào sẽ giúp bé phòng bệnh nhờ vào việc tăng sức đề kháng hoặc dùng yến để giúp bé nhanh chóng lấy lại sức khỏe đang hoặc sau khi bệnh

Những lưu ý cần chú ý khi cho trẻ nhỏ ăn yến sào

- Tuyệt đối không cho trẻ dưới 1 tuổi ăn dặm bằng yến sào, vì giai đoạn này trẻ còn rất nhạy, hệ tiêu hóa hoạt động còn kém, vả lại yến sào lại có tính hàn nên rất dễ lạnh bụng dẫn đến tiêu chảy, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ

- Không quá lạm dụng cho yến sào cho trẻ nhỏ, trẻ ăn quá nhiều yến sào có thể gây ra những triệu chứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

- Không nên cho trẻ ăn yến sào thay bữa ăn chính, không nên cho trẻ ăn trước bữa ăn, chỉ nên cho ăn dặm sau bữa ăn từ 1-2 tiếng. Cho trẻ ăn yến xào thường xuyên sẽ dễ làm trẻ biếng ăn, gây tác dụng ngược, làm trẻ suy dinh dưỡng.

- Nên cho trẻ ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ, vì khi ngủ được khoảng 1 giờ thì cơ thể trẻ tiết ra nồng độ chất nội tiết tố cao, giúp cơ thể tận dụng thức ăn được đưa vào trong cơ thể một cách tốt nhất để phát triển.

Mong rằng qua bài chia sẽ Trẻ dưới 1 tuổi có nên ăn yến sào không? đã có thể giúp bạn đọc tìm ra được lời giải đáp thích hợp nhất để cho thể chăm sóc cho trẻ nhỏ được tốt hơn. Giai đoạn này rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ, do vậy chế độ dinh dưỡng ăn uống hằng ngày các mẹ phải hết sức lưu ý nhé.
More aboutTrẻ dưới 1 tuổi có nên ăn yến sào không?

Trẻ dưới 1 tuổi có nên đi máy bay không?

Posted by Unknown

Trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi khi cơ thể có sức đề kháng kém, rất dễ bị bệnh khi tiếp xúc với môi trường ngoài. do vậy, không ít các phụ huynh quan tâm rằng Trẻ dưới 1 tuổi có nên đi máy bay không?. Hãy cùng chúng tôi tìm ra lời giải đáp qua bài viết này nhé:

Hiện nay, hầu hết tất cả các hàng không trên thế giới và ở Việt Nam đều có những quy định chung về việc cho trẻ sơ sinh đi máy bay. Phần lớn, các hãng bay đều chỉ chấp nhận vận chuyển trẻ sơ sinh trên 7 ngày tuổi, khỏe mạnh, sinh đủ tháng. Hãng sẽ từ chối vận chuyển đối với những trẻ sinh thiếu tháng, phải nuôi trong lồng kính hoặc sức khỏe không đảm bảo.

Đối với trẻ dưới 1 tuổi thường chưa có đủ sức đề kháng, hệ thống miễn dịch của trẻ còn kém, chính vì thế khả năng thích nghi với môi trường và sự thay đổi áp suất không khí đột ngột có thể dẫn đến trẻ bị ốm, Do vậy, nếu không cần thiết, bạn không nên cho trẻ sơ sinh đi máy bay.

Đối với trẻ được trên 3 tháng tuổi đã cứng cáp, cơ chế miễn dịch của trẻ đã khá hoàn thiện, có thể thích nghi được với môi trường. Lúc này các phụ huynh có thể cho trẻ đi bằng máy bay.

Những điều cần biết khi cho trẻ sơ sinh đi máy bay

- Khi cho trẻ đi máy bay cần có sự giám hộ của cha mẹ hoặc người uy quyền. Cần tuân thủ theo các quy định của hãng bay khi vận chuyển trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh có sức khỏe không bình thường, để được chấp nhận vận chuyển, cần có các giấy tờ xác minh của bệnh viện và có bác sĩ hoặc y tá chuyên khoa nhi đi cùng.

- Nên đến ân bay sớm hơn so với bình thường, để có thể sắp xếp đồ đạc, chuẩn bị được tốt hơn.

- Chuẩn bị trước một túi nhỏ mang theo bạn lên máy bay gồm có: Bỉm tả, quần áo sạch cho trẻ, khăn giấy, chăn cho trẻ, túi nilon, ... Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi đang trong giai đoạn ăn dặm, các mẹ có thể đem theo 1 ít đồ ăn vặt giàu năng lượng hoặc trái cây để cho trẻ ăn khi cảm thấy trẻ mệt mỏi.

- Khi máy bay cất cánh và hạ cánh, việc bú mẹ hoặc ngậm bình sữa / ti giả sẽ giúp bé đỡ bị ù tai và cảm thấy thoải mái hơn.

- Bạn nên mang theo những món trò chơi mà bé yêu thích, vì nếu bé có khóc trên máy bay bạn có thể lấy đồ chơi ra để dỗ bé. Tránh để bé khóc nhiều gây khó chịu có các hành khách khác.

- Nhiều mẹ lo lắng rằng việc thay đổi áp suất không khí trên máy bay sẽ làm tổn hại đến thính giác của bé. Chắc chắn tình trạng ù tai khi máy bay cất và hạ cánh sẽ khiến bé khó chịu và có thể hơi đau tai một chút, tuy nhiên việc này sẽ hết rất nhanh và không gây tổn thương gì cho thính giác bé.

- Nếu bạn có một chuyến bay dài, bạn hãy cố gắng đặt vé máy bay thẳng mà không qua trung gian để hạn chế các quá trình lên xuống máy bay, khiến trẻ dễ bị mệt mỏi nhé.

- Tiếng ồn của máy bay khi cất cánh rất dễ làm cho trẻ khóc, lúc này các mẹ nên cho con bú hoặc ôm bé vào lòng để làm cho áp lực bên hai tai cân bằng và không bị ảnh hưởng nhiều bởi tiếng ồn.

Mong rằng bài chia sẽ Trẻ dưới 1 tuổi có nên đi máy bay không? đã có thể mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích để chăm sóc sức khỏe cho trẻ được tốt hơn.
More aboutTrẻ dưới 1 tuổi có nên đi máy bay không?

Trẻ dưới 1 tuổi có nên uống nước cam không?

Posted by Unknown

Cam là một thực phẩm giàu vitamin và dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi trẻ qua nhỏ đặc biệt khi trẻ dưới 1 tuổi các mẹ luôn lo lắng rằng Trẻ dưới 1 tuổi có nên uống nước cam không?. Để đảm bảo an toàn cho con được phát triển tốt nhất, hãy cùng chúng tôi tham khảo những thông tin dưới đây nhé:

Tác dụng của nước cam với trẻ nhỏ

Cam có chứa nhiều vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng; giàu phytochemical, có tác dụng chống lão hóa và limonoid giúp ngăn ngừa ung thư, giải độc, lợi tiểu cho bé.

Ngoài ra cam còn có chứa nhiều canxi giúp trẻ phát triển chiều cao rất tốt.

Tuy nhiên, khi trẻ còn quá nhỏ, các mẹ không nên cho trẻ uống quá nhiều nước cam, vì sẽ gây cho trẻ cảm giác no và mất dần cảm giác thèm ăn. Hơn nữa, khi pha nước cam với một lượng đường, việc lạm dụng còn có thể gây khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy cho bé.

Khi nào nên cho bé uống nước cam

Đối với trẻ dưới 1 tuổi bạn hoàn toàn vẫn có thể cho trẻ nhỏ uống nước cam, tuy nhiên chỉ nên cho trẻ uống với liều lượng ít. Để am toàn hơn, khi trẻ trên  6 tháng tuổi bạn mới nên cho trẻ uống nước cam. Khi trẻ còn quá nhỏ, hệ tiêu hóa còn kém, nước cam có chứa nhiều acid chua và đường tự nhiên sẽ khiến cho trẻ khó tiêu, ảnh hưởng tiêu cực đến cho sức khỏe của trẻ.

Trẻ trên 6 tháng tuổi, bạn đã có thể cho trẻ uống nước cam, tuy nhiên phải pha loãng nước cam cho trẻ. 

Mỗi ngày, cơ thể bé có khả năng hấp thụ khoảng 100ml nước cam (hoặc nước hoa quả khác). Với nhóm bé 2 tuổi, giới hạn nước hoa quả ở bé không vượt quá 150ml mỗi ngày.

Với trẻ trên 1 tuổi, bạn có thể cho trẻ ăn cam xắt miêng, nhưng bạn cần nên thái mỏng và bỏ hạt để trẻ ăn không bị hóc. Khoảng 2 tuổi, bé nhai tốt hơn, bạn mới nên cắt cam thành những khoanh mềm để bé nhai.

Lưu ý khi cho bé uống nước cam

- Các mẹ nên vắt cam bằng tay để có thể lấy được những sớ nhỏ cam, tuyệt đối không cho trẻ nhỏ uống nước cam vào buổi tối vì sẽ làm cho trẻ khó ngủ và đi tiểu đêm. Thời điểm lý tưởng cho trẻ uống nước cam là vào buổi sáng hoặc trưa sau khi ăn 1 2 tiếng.

- Không cho trẻ uống nước cam quá nhiều hoặc cho trẻ uống nước cam khi đói vì nước cam nhiều axit hữu cơ sẽ làm tăng axit trong dạ dày, gây đau dạ dày cho bé

- Không nên uống sữa khi uống nước cam vì protein trong sữa sẽ phản ứng với vitamin C và axit tartaric có trong cam gây nên hiện tượng rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy…

- Không ăn cam và củ cải cùng lúc

- Không nên uống nước cam cùng với thuốc: uống nuớc cam cùng với thuốc sẽ làm giảm tác dụng của thuốc, đôi khi còn gây ra những tác dụng phụ không ngờ bạn không ngờ được nữa.

Mong rằng qua bài chia sẽ Trẻ dưới 1 tuổi có nên uống nước cam không? đã cung cấp đến cho bạn đọc, các bậc phụ huynh những thông tin hữu ích để có thể chăm sóc con trẻ được tốt nhất.

More aboutTrẻ dưới 1 tuổi có nên uống nước cam không?

Trẻ dưới 1 tuổi có nên ăn bột sắn dây không?

Posted by Unknown

Bột sắn dây là một trong những loại thực phẩm rất dân dã và quen thuộc với người dân Việt Nam. Bột sắn dây còn được biết đến là một "thần dược" giúp giải nhiệt cơ thể rất hiệu quả, ngoài ra còn có những lợi ích rất tốt cho đường tiêu hóa. Với những công dụng tuyệt với này, không ít bậc cha mẹ sử dụng cho trẻ nhỏ. Và cũng có nhiều bậc phụ huynh quan tâm rằng Trẻ dưới 1 tuổi có nên ăn bột sắn dây không? Hãy cùng tham khảo chi tiết qua bài viết này nhé

Giá trị dinh dưỡng từ bột sắn dây

Bột sắn dây mang rất nhiều dinh dưỡng và dưỡng chất có lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ,  Trong 100g bột sắn dây hàm lượng chất dinh dưỡng gồm:

  • Protein: 0,7 g
  • Canxi: 18 mg
  • Sắt: 1,5 mg
  • Glucid: 84,3 g

Đây chính là những dưỡng cần quan trọng cần thiết cho trẻ nhỏ để trẻ phát triển tốt hơn. Bột sắn dây không chỉ tốt cho người lớn mà trẻ em cũng có thể sử dụng được. Và đặc biệt, khi trẻ dưới 1 tuổi, bạn hoàn toàn có thể cho trẻ ăn dặm thêm bột sắn dây để cung cấp các dưỡng chất cần thiết và giải nhiệt cho cơ thể trẻ.

Tuy nhiên, khi bạn cho trẻ ăn bột sẵn dây, bạn cũng cần đặc biệt quan tâm đến các vẫn đề sau để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến cho sức khỏe của trẻ:

- Không nên cho trẻ ăn hoặc uống quá nhiều bột sắn dây, vì có thể khiến cho trẻ nhám chán, chán ăn, dẫn đến việc trẻ chán ăn các loại thực ăn chính khác.

- Nếu cho trẻ uống bột sắn dây, không nên cho quá nhiều đường, vì sử dụng đường nhiều cho trẻ có thể dẫn đến nguy cơ bị bệnh tiểu đường cao.

- Đối với bất kì một loại thực phẩm hay thuốc nào, khi sử dụng quá liều cũng có những tác dụng tiêu cực, do vậy bạn nên chế biến bột sắn dây cho trẻ nhỏ sử dụng một các hợp lý.

- Bột săn dây có tính hàn, do vậy nếu sử dụng nhiều hoặc không đúng liều lượng có thể khiến cho trẻ bị lạnh bụng, khó tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy.

- Hiện nay trên thị trường, các loại bột sắn dây thường bị pha trộn với nhiều loại bột khác, hoặc có chứa những thành phần  bảo quản. Do vậy, các bà mẹ nên lựa chọn kĩ các loại bột sắn dây, chọn các loại bộn nguyên chất được bán ở những nói uy tín nhất.

*Mẹo nhận biết bột sắn dây nguyên chất: Cho bột sắn dây vào nước và sờ tay vào bột thấy mịn hoàn toàn, không có hạt sạn.Khi hòa bột sắn dây với nước lạnh uống bình thường thì bột phải tan hết, để tầm 2 phút vẫn không lắng cặn.


Vậy dùng bột sẵn dây như thế nào đối với trẻ dưới 1 tuổi.

Bột sắn dây được chế biến trực tiếp từ củ sắn dây, ngoài ra một số loại bột sắn dây còn được chế biến từ các giống khoai và củ. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, khi hệ tiêu khóa còn yếu, bạn không nên sử dụng bột sắn dây sống cho trẻ mà nên chết biến cho bột sắn dây chín. Bạn có thể nấu chín bột sắn dây cho trẻ ăn dặm hoặc có thể khuấy với nước sôi sau đó để nguội rồi cho trẻ sử dụng.

Hoặc các mẹ có thể tham khảo một số bài thuốc từ bột sắn dây cho trẻ:

– Trị rôm sảy, nhiệt độc cho trẻ

Các phụ hình dùng bột sắn dây, pha loãng với nước sôi, sau đó cho trẻ uống.

– Trị sốt nóng, nhiệt miệng, mụn nhọt cho trẻ

Các mẹ có thể sử dụng sắn dây khô sắc lấy nước cho trẻ uống. Hoặc có thể dùng 10g bột sắn dây sau đó hòa tan với nước nóng. Uống vào buổi sáng trước khi ăn.

– Chữa cảm phong nhiệt, nôn mửa, đau đầu cho trẻ nhỏ

Dùng 1 củ sắn dây tươi, gọt sạch vỏ, sau đó cắt nhỏ hoặc giả nát rồi sắc với 2 bát nước lớn. Sắt đến khi còn khoảng 1 bất nước thì chắc ra. Dùng nước này nấu cháo cho trẻ, nên chọn loại gạo tẻ và thêm chút gừng cho trẻ ăn trong ngày.

– Bột sắn dây điều trị đi lị ra máu ở trẻ nhỏ

Cơ thể trẻ quá nóng, có thể dẫn đến trẻ bị táo bón, đi ra máu. Bột sắn dây sẽ là một trong những thần dược giúp điều trị hiệu quả. Dùng 10gr bột sắn dây hòa tan với nước nóng, cho trẻ uống ngày 1 đến 2 lần.

– Điều trị táo bón cho trẻ hiệu quả

Nước khoảng 150 ml hòa với 1,5 thìa cà phê bột sắn dây và bắc lên bếp đun lửa nhỏ cho bột sánh trong. Sau đó để nguội và cho trẻ ăn.

– Chữa trị ngộ độc thức ăn cho trẻ
Sử dụng 1 củ sắn dây tươi, ngó sen tươi, giã nát, vắt lấy 500ml nước từ mỗi thứ rồi hòa đều vào nhau để uống dần.

Đây chỉ là những bài thuốc nhân gian hỗ trợ điều trị, khi gặp các trường hợp nặng các mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế gần nhất để khám và chữa trị kịp thời. Hy vọng rằng, qua bài chia sẽ Trẻ dưới 1 tuổi có nên ăn bột sắn dây không? đã giúp các mẹ trả lời được thắc mắc. Và biết thêm một loại thực phẩm rất tốt cho trẻ nhỏ, để có thể thay đổi món ăn, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ, giúp trẻ được phát triển tốt hơn về trí tuệ và cân nặng nhé.
More aboutTrẻ dưới 1 tuổi có nên ăn bột sắn dây không?

Trẻ dưới 1 tuổi có nên dùng mật ong không?

Posted by Unknown

Maajtong được biết đến là một loại thực phẩm tự nhiên được dùng để chưa nhiều căn bệnh thông thường. Vậy nên, có rất nhiều các mẹ thắc mắc rằng Trẻ dưới 1 tuổi có nên dùng mật ong không? Hãy cùng chúng tôi tìm ra lời giải đáp qua bài viết này nhé:

Trong Đông y, mật ong có tính bình, vị ngọt, có nhiều dưỡng chất và vitamin, có rất nhiều công dụng như: chứa trị vết thương ngoài da không lành, vết bỏng, chân  tay nứt nẻ, táo bón, trị ho. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, các mẹ tuyệt đối không cho trẻ dùng mật ong.


Tác hại của mật ong với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi

- Gây ra ngộ độc cho trẻ sơ sinh

Mật ong có chứa bào tử vi khuẩn clostridium botulinum là 5%. Khi cơ thể trẻ sơ sinh còn nón yếu, hệ tiêu hoá còn chưa đủ các vi khuẩn hữu ích, chưa thể tiêu diệt bào tử, ngăn ngừa sự phát triển và sản sinh độc tố của chúng. Vì vậy, khi vào cơ thể trẻ, bào tử có thể giải phóng vi khuẩn và sản sinh độc tố
Các trường hợp ngộ độc botulism ở trẻ nhỏ đã được phát hiện tại tất cả các châu lục, trừ châu Phi, mà nguyên nhân hàng đầu là mật ong.

- Gây táo bón cho trẻ sơ sinh

Triệu chứng đầu tiên của ngộ độc botulism là táo bón, có thể kéo dài 3-30 ngày sau khi ăn phải mật ong chứa bào tử. Trong vòng vài ngày tiếp theo, trẻ trở nên bơ phờ, mệt mỏi, chán ăn, khóc yếu.


- Những sự kết hợp gây hại khôn lường từ mật ong

+ Không cho trẻ ăn mật ong cùng với tàu hủ nước đường. Sự kết hợp này sẽ dễ dàng khiến cho trẻ bị tiêu chảy. Nhiều loại enzyme trong mật ong và khoáng chất, protein thực vật… trong tàu hũ “gặp nhau” sẽ phản ứng sinh hóa không có lợi cho sức khỏe.


– Không nên ăn chung với hẹ. Hẹ giàu vitamin C, dễ dàng bị các khoáng chất đồng, sắt… trong mật ong oxy hóa, mất tác dụng. Ngoài ra mật ong có tác dụng nhuận tràng, hẹ nhiều chất xơ sẽ gây tiêu chảy.

– Không nên ăn chung mật ong với hành. 2 loại acid có trong hành với mật ong kết hợp sẽ sản sinh ra chất độc, gây kích thích ruột khiến người dùng bị tiêu chảy.

– Không được dùng nước sôi pha mật ong. Nhiệt độ nước thích hợp nhất là 35 độ C

Khi trẻ dưới 1 tuổi, các mẹ chỉ nên cho trẻ uống sữa mẹ và cho trẻ ăn dặm thêm các loại cháo là có thể cung cấp đủ hàm lượng cho trẻ phát triển bình thường. Đối với trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng các mẹ nên đưa trẻ đến những trung tâm dinh dưỡng để được khám và tư vấn.

Trong giai đoạn này, cơ thể trẻ còn yếu, sức đề kháng kém, hệ tiêu hóa hoạt động còn yếu, do vậy quá trình ăn uống của trẻ các mẹ phải hết sức quan tâm. Không nên nghe những bài thuốc nhân gian không rõ nguồn gốc mà về cho trẻ uống hay ăn. Dù là loại thực phẩm nào, quá lạm dụng cũng sẽ gây ra những tác hại khôn lường

Hy vọng rằng, bài viết chia sẽ Trẻ dưới 1 tuổi có nên dùng mật ong không? của chúng tôi đã mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Như chúng ta cũng đã thấy, tuyệt đối không nên cho trẻ dưới 12 tháng tuổi dùng mật ong, vì có thể dẫn đến ngộ độc cho trẻ, ảnh hưởng tiêu cực đến cho sức khỏe của trẻ nhỏ.
More aboutTrẻ dưới 1 tuổi có nên dùng mật ong không?

Trẻ dưới 1 tuổi có nên ăn sữa chua không?

Posted by Unknown

Trẻ nhỏ khi được 6 tháng tuổi mới bắt đầu ăn dặm thêm các loại cháo, sữa bột Còn đối với sữa chua thì sao, trẻ em mấy tháng thì ăn được sữa chua? Đây là câu hỏi được đặt ra của rất nhiều bà mẹ, để hiểu rõ thêm về chế độ dinh dưỡng của trẻ, mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây:

Tác dụng của sữa chua đối với trẻ

Sữa chua là một loại thực phẩm có chứa nhiều loại vitamin, dưỡng chất, các loại vi khuẩn có lợi rất tốt cho cơ thể con người đặc biệt là cho trẻ nhỏ.  Ăn sữa chua ngoài bổ sung nguồn dinh dưỡng cho thể thì sữa chua còn có khả năng trong việc ngăn ngừa và điều trị được một số bệnh ở trẻ nhỏ.

Đặc biệt, sữa chua có chứa nhiều vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ, đối với trẻ em ăn sữa chua sẽ giúp bổ sung thêm acid cho dịch dạ dày, ngăn ngừa được bệnh đường tiêu hóa, giúp việc tiêu hóa diễn ra dễ dàng.

Các thành phần dinh dưỡng có trong sữa chua như chất đạm, chất béo, đường lactoza, kcal, canxi, nhiều loại vitamin, DHA, rất tốt cho hệ tiêu hóa, hấp thụ được nhiều canxi, chất khoáng tốt, giúp mắt trẻ sáng tỏ hơn và tăng cường, kích thích sự phát triển trí thông minh ở trẻ nhỏ.

Trẻ dưới 1 tuổi có nên ăn sữa chua không?

Theo các chuyên gia cho thấy, trẻ em trên 6 tháng tuổi các mẹ đã có thể cho trẻ ăn dặm thêm sữa chua, và cho trẻ tập làm quen dần với các loại sữa khác để bổ sung thêm cho trẻ nhiều chất cho trẻ được phát triển tốt hơn.

Sữa chua có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ, tuy nhiên các mẹ tuyệt đối không được làm dụng quá nhiều sữa chua, phải cho trẻ ăn với lượng vựa đủ, không ép trẻ ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

Chế độ ăn sữa chua trẻ:

+ Trẻ từ 6 – 10 tháng: 50g/ngày.
+ Trẻ từ 1 – 2 tuổi: 80g/ngày.
+ Trẻ trên 2 tuổi: 100g/ngày.

Những vấn đề cần lưu ý khi cho trẻ ăn sữa chua

- Không nên cho trẻ ăn sữa chua vào lúc trẻ đói và trước bữa ăn nhé các mẹ. Nên cho trẻ ăn sữa chua tốt nhất sai bữa ăn từ 1 đến 2 tiếng. Vời thời diểm này dạ dày của trẻ được co bóp mạnh, độ pH cũng tăng cao, đây là thời gian tuyệt vời giúp các vi khuẩn có lợi trong sữa chua bắt đầu hoạt động tốt.

- Và trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng đồng hồ cho trẻ ăn sữa chua sẽ có tác dụng giúp trẻ ngủ sâu, ngon giấc hơn.

- Không được kết hợp sữa chua với một số thực phẩm: thịt đông lạnh, xúc xích, thịt hun khói, lạp xưởng… những thực phẩm này khi ăn cùng sữa chua sẽ gây nên táo bón, đau dạ dày, làm rối loạn đường tiêu hóa.

- Cần vệ sinh miêng cho trẻ sau khi trẻ ăn sữa chua.

- Sữa chua cần được bảo quản lạnh hợp lý, không sử dụng các loại sữa chua đã quá hạn hoặc không được bảo quản kĩ. Không hâm nóng sữa chua cho trẻ ăn.

- Tốt nhất, các mẹ nên tự làm sữa cho cho trẻ ăn. Vì các loại sữa chua bán trên thị trường có thể có chứa các hợp chất bảo quản, sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ.

- Không cho bé ăn sữa chua gần với giờ uống thuốc, nhất là thuốc kháng sinh hay thuốc chứa amin lưu huỳnh, bởi các chất này sẽ tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong sữa chua.
Trong giai đoạn trẻ dưới 1 tuổi, quá trình ăn uống của trẻ rất quan trọng, chính vì vậy các mẹ nên trang bị cho mình những thông tin chính xác và hữu ích để chăm sóc trẻ được tốt hơn nhé. Mong rằng qua bài viết Trẻ dưới 1 tuổi có nên ăn sữa chua không? sẽ mang lại cho các mẹ những thông tin cần thiết nhất.
More aboutTrẻ dưới 1 tuổi có nên ăn sữa chua không?